Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cá nhân hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú nhuận (Trang 94 - 105)

7. Bố cục luận văn

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống thông tin liên ngân hàng, kết hợp với các ban ngành khác như Bộ tư pháp, Bộ công an.. thiết lập mối quan hệ mật thiết để có thể xây dựng được một hệ thống thông tin chung cho toàn ngành ngân hàng .

Phát triển hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước (CIC) như thường xuyên cập nhật thông tin các khách hàng vay vốn một cách chính xác, cung cấp các thông tin cá nhân tổng hợp hơn nữa. Ví dụ một cá nhân đang làm chủ bao nhiêu công ty, hoặc một công ty đang triển khai bao nhiêu dự án..cấp cho mỗi khách hàng như một mã số công dân lưu giữ toàn bộ thông tin về tình hình tài chính. Mở rộng phát triển việc bán thông tin cho cả các doanh nghiệp như một cơ quan cảnh báo tài chính để các doanh nghiệp tìm được các đối tác tin cậy có tiềm lực tài chính minh bạch.

Cần nghiên cứu tổ chức trung tâm cho phép các TCTD có thể khai thác thông tin về tài khoản và giao dịch tài khoản của khách hàng tại tất cả các tổ chức tín dụng. Ngân hàng Nhà nước cho phép các TCTD có quyền khấu trừ tài khoản của khách hàng tại bất kỳ TCTD nào để thanh toán nợ vay đến hạn mà không trả được.

Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước cần khẩn trương hoàn thiện cơ chế chính sách và hệ thống văn bản pháp luật có đủ khuôn khổ cho việc thực hiện tốt luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các Tổ chức Tín dụng, bảo đảm hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả, an toàn, năng động. Đổi mới phương thức và thủ tục tín dụng theo hướng tạo thuận lợi và có cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có phương án, dự án kinh doanh khả thi được vay vốn ngân hàng.

Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện Đề án tái cơ cấu và đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa hệ thống ngân hàng: nhất là nghiệp vụ thanh toán tự động qua ngân hàng, bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Phát triển mạng các công cụ và dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt với doanh nghiệp và dân cư. Xúc tiến nhanh và có hiệu quả dự án hiện đại hóa ngân hàng nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành kinh doanh, phát triển các dịch vụ mới.

Thứ tư, Ngân hàng Nhà nước cũng nên thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo nghiệp vụ về sử dụng các chương trình mới theo hướng hiện đại hoá hệ thống ngân hàng do Worldbank tài trợ, các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ tín dụng, tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về tín dụng cá nhân - Hộ gia đình giữa các tổ chức tín dụng và các ngân hàng với nhau, nhất là các nội dung về tín dụng cá nhân - Hộ gia đình. Mời các chuyên gia có kinh nghiệm làm tại các tổ chức tài chính lớn trên thế giới về Việt Nam nói chuyện về định hướng phát triển ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng bán lẻ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong Chương 3 luận văn đã tập trung đưa ra các nhóm giải pháp nhằm phát triển tín dụng cá nhân - Hộ gia đình tại Agribank Phú Nhuận như đa dạng hóa, phát triển sản phẩm, cơ cấu lại Phòng tín dụng, nâng cao trình độ nguồn nhân lực, mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cấp cơ sở vật chất, khai thác công nghệ hiện đại, đẩy mạnh hoạt động marketing.... Đồng thời cũng đưa ra những kiến nghị đối với Agribank, Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan nhằm hoàn thiện hơn môi trường pháp lý và các điều kiện khác cho hoạt động tín dụng cá nhân - Hộ gia đình của các Ngân hàng thương mại.

KẾT LUẬN

Kinh tế của cá nhân - Hộ gia đình là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, là lực lượng sản xuất lớn trong việc quản lý và sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Dưới tác động của chính sách đổi mới qua từng giai đoạn, cá nhân - Hộ gia đình đã và đang vận động theo cơ chế thị trường. Cá nhân - Hộ gia đình với vai trò đơn vị kinh tế tự chủ đã và đang phát triển mạnh dần, đóng vai trò trung tâm trong vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Phát triển kinh tế nhiều thành phần là mục tiêu và là chiến lược lâu dài của Nhà nước. Nhu cầu vốn của cá nhân - Hộ gia đình được đánh giá là còn rất lớn, tiềm năng phát triển còn rất dồi dào trong tương lai. Môi trường cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng gay gắt giữa các tổ chức tín dụng. Cá nhân - Hộ gia đình đã trở thành đối tượng khách hàng mục tiêu của nhiều ngân hàng thương mại. Vì vậy, việc tìm ra những giải pháp để phát triển tín dụng đối với cá nhân - Hộ gia đình là rất cần thiết. Phát triển tín dụng đối với cá nhân - Hộ gia đình sẽ góp phần tạo uy tín, phân tán rủi ro trong tín dụng, tăng thêm lợi nhuận cho chi nhánh trong hoạt động kinh doanh của mình. Trên cơ sở mục tiêu và phạm vi của đề tài nghiên cứu đã được xác định là nghiên cứu các lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng trong việc phát triển tín dụng cá nhân - Hộ gia đình, đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân - Hộ gia đình của Chi nhánh NHNo&PTNT Phú Nhuận thời gian qua, từ đó khẳng định những mặt làm được và những mặt còn hạn chế, tìm ra nguyên nhân tồn tại, những khó khăn vướng mắc cần giải quyết để đề xuất một số giải pháp phát triển Tín dụng cá nhân - Hộ gia đình tại NHNo&PTNT Chi nhánh Phú Nhuận

Tuy có nhiều cố gắng trong nghiên cứu, thu thập tài liệu để thực hiện đề tài, nhưng với khả năng có hạn, nên luận văn khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, vẫn còn nhiều nội dung chưa đề cập tới vì vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý hội đồng, các Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ Lê Thị Hiệp Thương đã tận tình hướng dẫn em trong việc tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề có tính lý luận cũng như thực tiễn trong suốt quá trình làm luận văn và các đồng nghiệp công tác tại Agribank Chi nhánh Phú Nhuận đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu và phân tích để em có thể hoàn thành tốt luận văn này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tiến sỹ Hồ Diệu, “Giáo trình tín dụng ngân hàng” – Nhà xuất bản Thống Kê - 2004.

2. Tiến sỹ Tô Kim Ngọc, “Lý thuyết tiền tệ và ngân hàng” - Nhà xuất bản Thống Kê – 2004.

3. Học Viện Ngân Hàng, “Giáo trình Marketing ngân hàng” – Nhà xuất bản Thống Kê -2004.

4. Chính phủ, “Luật các tổ chức tín dụng” – năm 2010.

5. Peter S.Rose, “Quản trị ngân hàng thương mại” – Nhà xuất bản Tài Chính – 2001.

6. Frederic S. Mishkin, “Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính”, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, TP Hà Nội – 1995.

7. Edward W.Reed và Edward K.Gill, “Ngân hàng thương mại” – Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh.

8. Agribank “Sổ tay tín dụng”.

9. Agribank Phú Nhuận, “Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh” các năm 2014, 2015, 2016.

PHỤ LỤC 01 BẢNG KHẢO SÁT

ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM TÍN DỤNG CÁ NHÂN – HỘ GIA ĐÌNH CỦA AGRIBANK Kính gửi Quý khách hàng!

Nhằm phục vụ cho mục tiêu khảo sát thị hiếu người tiêu dùng để đáp ứng tốt nhất nhu cầu thực tiễn cũng như gia tăng chất lượng phục vụ và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của Agribank. Agribank Chi nhánh Phú Nhuận kính mong Anh/Chị dành chút thời gian hoàn thành bảng câu hỏi dưới đây. Sự hợp tác của Quý khách là cơ sở để chúng tôi phát triển những sản phẩm tốt hơn, phù hợp hơn với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Anh/Chị và cam kết tất cả thông tin dưới đây sẽ được bảo mật, chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu.

Họ tên: ………..Giới tính:

Nghề nghiệp: ………..Số ĐT: ………

1. Anh/Chị được tiếp cận các sản phẩm vay của Agribank từ nguồn nào?

ạn bè, người thân

2. Theo Anh/Chị, hồ sơ thủ tục khi vay vốn tại Agribank như thế nào? 3. Theo Anh/Chị mức lãi suất cho vay của Agribank như thế nào?

ém hấp dẫn

4. Mục đích vay vốn của Anh/Chị để làm gì?

khác

5. Anh chị đánh giá như thế nào về tính chuyên nghiệp của cán bộ tín dụng của Agribank?

6. Hình thức bảo đảm tài sản Anh/chị sử dụng khi vay vốn là gì?

7. Anh/chị mong muốn ngân hàng áp dụng loại lãi suất cho vay theo hình thức nào?

8. Phân kỳ trả nợ gốc, lãi mà Anh/Chị mong muốn?

9. Nhu cầu về thời gian Anh/Chị muốn vay vốn như thế nào?

10. Theo Anh/chị, mức độ đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng cá nhân – hộ gia đình (vay SXKD, mua nhà, ô tô, thấu chi…) của Agribank như thế nào ?

11. Anh/Chị đánh giá như thế nào về chất lượng sản phẩm tín dụng cá nhân – Hộ gia đình tại Agribank?

12.Theo Anh/Chị, cơ sở vật chất và phương tiện giao dịch của Agribank (Máy ATM, công nghệ thông tin hỗ trợ...) như thế nào?

13. Mạng lưới phòng giao dịch của Agribank có thuận lợi cho nhu cầu giao dịch của Anh/Chị hay không?

14. Một cách tổng thể, Anh/Chị có hài lòng khi giao dịch với Agribank không ?

15. Ý kiến của Anh/Chị về việc cung cấp chứng từ chứng minh nguồn thu nhập khi vay vốn tại Agribank?

PHỤ LỤC 02

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT CỦA KHÁCH HÀNG VỀ SẢN PHẨM TÍN DỤNG CÁ NHÂN – HỘ GIA ĐÌNH CỦA AGRIBANK

Số phiếu phát ra 120 Số phiếu thu về 108 Số phiếu hợp lệ: 100 Thời gian khảo sát : từ tháng 06/2017 đến tháng 08/2017

Phạm vi khảo sát: Các khách hàng đã và đang có quan hệ tín dụng tại Agribank CN Phú Nhuận.

Cách lấy phiếu khảo sát: Gửi phiếu khảo sát trực tiếp cho khách hàng và gửi qua email

STT Tiêu chí Diễn giải Kết quả

(%) 1 Nguồn thông tin tiếp cận

sản phẩm vay vốn - Truyền hình, báo chí - Bạn bè, người thân - Khác 5 80 15 2 Hồ sơ vay vốn - Quá phức tạp

- Phức tạp - Bình thường - Đơn giản 35 40 20 5 3 Mức lãi suất cho vay - Hấp dẫn

- Bình thường - Kém hấp dẫn

5 35 60 4 Mục đích vay vốn - Kinh doanh

- Tiêu dùng - Đời sống - Mục đích khác 15 27 50 8 5 Tính chuyên nghiệp của

cán bộ tín dụng

- Chuyên nghiệp - Bình thường

- Chưa chuyên nghiệp

38 44 18 6 Hình thức bảo đảm tài sản - Cầm cố, thế chấp tài 70

sản chính chủ - Thế chấp tài sản bên thứ 3 - Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay 25 5 7 Hình thức lựa chọn áp dụng lãi suất cho vay

- Thả nổi theo thông báo - Thay đổi 6 tháng/1 lần - Thay đổi theo LSTK

12 tháng +/- biên độ - Lãi suất cố định 20 18 10 52 8 Phân kỳ trả nợ - Hàng tháng - Hàng quý - Cuối kỳ 23 37 40 9 Nhu cầu về thời hạn vay

vốn - Ngắn hạn - Trung hạn - Dài hạn 28 27 45 10 Mức độ đa dạng hóa sản phẩm tín dụng cá nhân – Hộ gia đình - Rất phong phú - Phong phú - Bình thường - Đơn điệu 5 10 21 64 11 Chất lượng sản phẩm tín dụng cá nhân – Hộ gia đình - Hiệu quả - Chưa hiệu quả - Bình thường 23 35 42 12 Cơ sở vật chất và phương tiện giao dịch - Rất tốt - Tốt - Bình thường - Kém 22 28 35 15 13 Mạng lưới giao dịch - Rất thuận lợi

- Thuận lợi

12 18

- Bình thường - Không thuận lợi

52 18 14 Mức độ hài lòng khi giao

dịch tại Agribank - Rất hài lòng - Hài lòng - Bình thường - Không hài lòng 15 35 38 12 15 Chứng minh nguồn thu

nhập

- Không cung cấp được - Khó cung cấp - Bình thường - Dễ cung cấp 35 13 37 15

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cá nhân hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú nhuận (Trang 94 - 105)