Nâng cao trình độ đội ngũ quản lý, bán hàng, cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cá nhân hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú nhuận (Trang 84 - 85)

7. Bố cục luận văn

3.2.3 Nâng cao trình độ đội ngũ quản lý, bán hàng, cán bộ tín dụng

Agribank Phú Nhuận cần đào tạo định kỳ cho nhân viên phát triển sản phẩm các kiến thức về thị trường, đánh giá thị trường, sự biến đổi của sản phẩm, thấy được điểm mạnh của ngân hàng về công nghệ, hệ thống phê duyệt... Có đội ngũ nhân viên bài bản sẽ tạo ra những sản phẩm tốt và khi triển khai sản phẩm mới đạt kết quả như mong đợi. Agribank Phú Nhuận cũng có thể đào tạo riêng cho những nhân viên có kinh nghiệm và khả năng trong nghiệp vụ phát triển sản phẩm bán lẻ, thường xuyên có phần thưởng hợp lý cho những nhóm đưa ra những ý tưởng hay về sản phẩm, khuyến khích sự sáng tạo của nhân viên.

Việc quản lý nhân sự trong mảng bán lẻ cũng sẽ khác với bán buôn, vì các món vay nhỏ lẻ, số lượng nhiều khách hàng nên bộ phận bán hàng phải họp thường xuyên, đầu ngày họp triển khai bán hàng, bán như nào, bán ở đâu, có vướng mắc gì

cần giải quyết ngay. Cuối ngày, cuối tuần, tháng, quý năm phải tổng hợp bán hàng đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm. Có khen thưởng và kỷ luật rõ ràng về kết quả bán hàng của từng nhân viên. Phong những danh hiệu cho người bán hàng xuất sắc nhất tuần, tháng ,năm.

Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng là một yêu cầu tất yếu của sự phát triển của ngân hàng. Các cán bộ tín dụng không chỉ giỏi về kỹ năng thẩm định mà còn phải giỏi về kỹ năng bán hàng, tư vấn, mà muốn giỏi về các kỹ năng này thì bắt buộc cán bộ tín dụng phải học. Vì vậy, ngân hàng cần tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tín dụng về nghiệp vụ cho vay cá nhân - Hộ gia đình. Từ đó nâng cao kỹ năng thẩm định, tạo phong cách chuyên nghiệp góp phần nâng cao chất lượng và mở rộng tín dụng cá nhân - Hộ gia đình, bởi vì cán bộ tín dụng chính là hình ảnh của ngân hàng trong con mắt khách hàng. Nếu cán bộ tín dụng có khả năng thuyết phục, có năng lực, nhanh nhẹn, nhiệt tình, và có thái độ phục vụ tốt thì sẽ luôn giữ được khách hàng và thu hút thêm khách hàng mới đến với chi nhánh. Khi mà sản phẩm của các ngân hàng ngày càng tương đồng với nhau thì phong cách phục vụ và thái độ của nhân viên chính là yếu tố tạo ra sự khác biệt giữa các ngân hàng.

Việc nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng sẽ giúp rút ngắn thời gian thẩm định một món vay, từ đó nâng cao năng suất lao động và giúp cho chi nhánh có thể phục vụ được đông đảo khách hàng hơn. Việc thời gian thẩm định một món vay ngắn có tác dụng rất lớn, vì nó sẽ làm thoả mãn nhanh chóng nhu cầu của khách hàng, nhất là với những khách hàng cần được giải ngân nhanh chóng để phục vụ nhu cầu của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cá nhân hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú nhuận (Trang 84 - 85)