Nâng cao chất lượng tổ chức quản lý tín dụng cá nhân Hộ gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cá nhân hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú nhuận (Trang 90 - 93)

7. Bố cục luận văn

3.2.7 Nâng cao chất lượng tổ chức quản lý tín dụng cá nhân Hộ gia đình

Để thực hiện giải pháp này, ngân hàng cần đưa ra một qui trình cho vay cá nhân - Hộ gia đình đồng bộ, khép kín từ khâu phân tích trước khi cho vay cho đến khâu thu nợ. Trong đó đặt trọng tâm vào khâu phân tích trước khi cho vay bởi vì khâu này rất dễ xảy ra rủi ro đạo đức của khách hàng.

Ngoài ra, trong trường hợp khoản vay được sử dụng đúng mục đích thì cán bộ tín dụng cũng cần đánh giá khả năng thu hồi nợ của món vay và đưa ra các kỳ thu hồi nợ hợp lý, phù hợp với các nguồn thu của khách hàng. Cán bộ tín dụng cũng cần

kiểm tra trước và sau khi vay một cách thường xuyên về nguồn thu, mục đích sử dụng vốn để có thể kiểm soát được rủi ro trong suốt thời gian vay vốn. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải am hiểu kĩ lưỡng về khách hàng, lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh, môi trường mà khách hàng sống. Như vậy, chất lượng nhân viên ngân hàng bao gồm trình độ và đạo đức nghề nghiệp cần phải được đảm bảo tốt thì mới có thể nâng cao chất lượng các khoản tín dụng cá nhân - Hộ gia đình.

3.2.7.1 Thay đổi cơ cấu quản lý phòng tín dụng, cơ chế phê duyệt

Để tính chuyên nghiệp được cao Phòng tín dụng của chi nhánh nên tách ra làm 2 mảng đó là: tín dụng cá nhân và tín dụng doanh nghiệp, hoặc phòng bán lẻ và phòng bán buôn.

Hiện tại một số ngân hàng TMCP, Agribank chi nhánh khác đã chia rất nhỏ các mảng để nâng cao tính chuyên nghiệp và khi cán bộ chỉ làm một mảng thì độ chuyên nghiệp rất cao, họ xử lý hồ sơ nhanh nhạy, mối quan hệ để khai thác khách hàng rộng khắp. Như vậy họ sẽ làm thị trường, tiếp thị thị trường một cách rất sâu rộng và các ngân hàng này đã đạt được hiệu quả nhất định, ngày càng lớn mạnh, các ngân hàng hiện đại đang đi theo hướng chuyên nghiệp này.

Agribank Phú Nhuận nên chia phòng tín dụng ra để đạt được hiệu quả tăng trưởng. Cán bộ tín dụng làm đi làm lại nhiều lần một mảng khách hàng họ sẽ thuần thục hơn, không phải đọc quá nhiều văn bản ở mục khác họ sẽ thuộc sản phẩm hơn, họ nhạy bén hơn, họ có thời gian để tập trung nghiên cứu cũng như đào sâu quan hệ, mở rộng quan hệ để tìm kiếm khách hàng phát triển mảng khách hàng họ phụ trách.

Cả trụ sở chi nhánh và 03 Phòng giao dịch chỉ có dư nợ hơn 260 tỷ đồng cả cá nhân và cá nhân - Hộ gia đình với 17 cán bộ tín dụng và 9 cán bộ lãnh đạo, cán bộ tín dụng nào cũng quản lý cả cá nhân và doanh nghiệp như vậy là không tập trung và không phát triển được. Số lượng dư nợ này tại một ngân hàng cổ phần thì chỉ khoảng 2 đến 3 nhân viên tập trung quản lý.

Vì vậy Agribank Phú Nhuận nên chia phòng tín dụng ra các mảng riêng điều này rất quan trọng để phát triển tín dụng cá nhân - Hộ gia đình, nếu phòng tín dụng

có riêng một bộ phận phát triển tín dụng cá nhân - Hộ gia đình thì chắc chắn mảng này tại chi nhánh sẽ tăng trưởng một cách mạnh mẽ và vững chắc, đóng góp lớn cho lợi nhuận của chi nhánh

Cơ chế phê duyệt đối với mảng bán lẻ

Cần thành lập ban phê duyệt tín dụng bán lẻ gồm ít nhất 3 người trở lên tại chi nhánh. Thành phần gồm 1 Giám đốc hoặc Phó giám đốc với 2 lãnh đạo cấp phòng, ngày họp 1 lần, các hồ sơ Tín dụng cán bộ tín dụng cần trình được gửi tới từng thành viên của ban để các thành viên ban tín dụng đọc trước vào buổi sáng, buổi chiều tiến hành họp. Đến giờ trình cán bộ tín dụng trình bầy sơ bộ báo cáo thẩm định và bảo vệ đề xuất của mình, Ban tín dụng đóng vai trò phản biện. Việc này làm cho quá trình phê duyệt được nhanh chóng, minh bạch, đảm bảo an toàn vốn, hạn chế được rủi ro, tốc độ phê duyệt nhanh vì để phát triển tín dụng cá nhân - Hộ gia đình cần đáp ứng được thời gian phê duyệt nhanh vì số lượng món vay nhiều và sự cạnh tranh lớn, để cá nhân - Hộ gia đình chớp được cơ hội, thời cơ kinh doanh.

Hiện nay Agribank chỉ họp ban tín dụng đối với các món vay lớn trên 50% quyền phán quyết của Giám đốc Chi nhánh. Các món vay dưới 50% quyền phê duyệt của Giám đốc CN thì do Giám đốc phê duyệt hoặc phó giám đốc được ủy quyền phê duyệt. Tốc độ phê duyệt chậm do lãnh đạo hay đi vắng và ý kiến phê duyệt mang tính chất cá nhân không đáp ứng được thời gian phê duyệt cho mảng bán lẻ. Muốn phát triển mảng bán lẻ, phát triển tín dụng cá nhân - Hộ gia đình thì cần có nhiều yếu tố trong đó yếu tố tốc độ phê duyệt rất quan trọng. Phê duyệt phải nhanh nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn, giảm thiểu rủi ro mới có thể cạnh tranh được, khách hàng đáp ứng được.

Ngoài ra, Hợp tác với các đối tác chiến lược nước ngoài có kinh nghiệm trong hoạt động cung cấp các dịch vụ bán lẻ là rất cần thiết, họ có thể giúp đỡ ngân hàng về trình độ quản lý, kinh nghiệm nghiên cứu thị trường, công nghệ tiên tiến để đưa ra nhiều sản phẩm hữu ích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cá nhân hộ gia đình tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh phú nhuận (Trang 90 - 93)