7. Bố cục luận văn
3.2.1 Đổi mới tư duy về tín dụng cá nhân Hộ gia đình
Để có thể phát triển tín dụng cá nhân - Hộ gia đình, việc đầu tiên ngân hàng cần làm là thay đổi cách nghĩ trong chính sách Tín dụng cá nhân - Hộ gia đình. Không nên quá coi trọng rủi ro mà hạn chế phát triển tín dụng cá nhân - Hộ gia đình. Nghiên cứu xem xét tỷ trọng cho vay ngắn hạn với dài hạn; điều chỉnh qui trình Quyết định phê duyệt cuối cùng để hạn chế rủi ro, tránh dẫn đến khó khăn cho khách hàng. Mục đích vay vốn cá nhân - Hộ gia đình đa dạng, nên cần thiết lập danh mục sản phẩm có thể hướng tới bao trùm hết.
Agribank Phú Nhuận cần thay đổi cơ cấu tín dụng hợp lý giữa tín dụng cá nhân - Hộ gia đình, KHCN và tín dụng doanh nghiệp, nhằm có lợi cho tăng trưởng tín dụng và có lợi cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng như bán chéo các sản phẩm thẻ, các dịch vụ cá nhân khác. Khi cho vay cá nhân - Hộ gia đình thì việc bán chéo sản phẩm sẽ được thực hiện thông qua nhiều dịch vụ tiện ích khác đi kèm. Hiện tại dư nợ tín dụng cá nhân - Hộ gia đình chiếm khoảng 0,5% trên tổng dư nợ tại Agribank Phú Nhuận, tỷ lệ này là quá nhỏ. Trong giai đoạn này, xu thế ngân hàng bán lẻ đang rất phát triển tại Việt Nam, thời kỳ này các ngân hàng đặt trọng tâm đưa các dịch vụ mới với nhiều sản phẩm đa dạng để phục vụ nhu cầu giao dịch qua ngân hàng của người dân, xu thế này đã được thể hiện rõ tại các nước phát triển như Mỹ, Nhật, các nước trong EU. Hơn nữa khi thị trường chứng khoán và công cụ tài chính phát triển, các doanh nghiệp có xu hướng ít vay ngân hàng hơn đối với các dự án dài hạn họ sẽ huy động tiền qua việc kêu gọi đầu tư, phát hành trái phiếu.., khi đó tỷ lệ Tín dụng nhỏ lẻ như vay tiêu dùng, vay kinh doanh của cá nhân - Hộ gia đình sẽ chiếm chủ yếu trong tổng dư nợ. Do vậy cần xem việc phát triển tín dụng cá nhân - Hộ gia đình là trọng tâm trong hoạt động của Agribank Phú Nhuận trong thời gian tới và trong dài hạn.