ĐÁNH GIÁ CỤ THỂ TỪNG MẶT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh đối với cá nhân và doanh nghiệp siêu nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam đồng nai (Trang 40)

8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

2.2 ĐÁNH GIÁ CỤ THỂ TỪNG MẶT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH:

2.2.1. Hoạt động huy động vốn:

Huy động vốn cuối kỳ đạt 3.573 tỷ đồng, tăng 665 tỷ đồng (tăng 23%) so với 2016 hoàn thành đƣợc 117% kế hoạch đƣợc giao.

Mặc dù trong thời gian qua tình hình huy động vốn bán lẻ liên tục gặp nhiều khó khăn do lãi suất huy động thƣờng xuyên giảm trong khi lãi suất niêm yết tại BIDV luôn thấp hơn so với các ngân hàng khác. Nhƣng với với sự đồng lòng nỗ lực

của ban giám đốc và toàn bộ nhân viên luôn bám sát kế hoạch huy động, đặt nhiệm vụ tăng trƣởng huy động vốn đặc biệt là huy động vốn bán lẻ lên hàng đầu gắn với sự phát triển bền vững của chi nhánh nên của chi nhánh đạt đƣợc kết quả huy động cuối kỳ khá khích lệ, đạt 2.274 tỷ đồng, tăng 352 tỷ đồng (tƣơng đƣơng với tăng 18%) so 2016 và hoàn thành 113% kế hoạch kinh doanh đƣợc giao. Tỷ trọng huy động vốn bán lẻ chiếm 71% trong tổng nguồn vốn huy động.

Huy động vốn tổ chức kinh tế đạt 1.299 tỷ đồng, tăng 418 tỷ đồng (tăng 47%) so với năm 2016 và hoàn thành 109% kế hoạch kinh doanh đƣợc giao, chiếm tỷ trọng 29% trong tổng nguồn vốn huy động. Trong năm 2017 có sự sụt giảm huy động vốn của một số khách hàng lớn nhƣ công ty ô tô Nam Việt giảm 135 tỷ đồng, Cty ô tô Đô Thành giảm 46 tỷ đồng để thanh toán tiền nhập khẩu ô tô, Công ty xổ số kiến thiết giảm 23 tỷ đồng, Công ty Sonadezi Long bình giảm 45 tỷ …. Tuy nhiên chi nhánh cũng đã tích cực tiếp thị, chăm sóc khách hàng để gia tăng huy động vốn của các khách hàng lớn khác để bù đắp nhƣ Nhóm liên đoàn lao động tăng 219 tỷ đồng, công ty Grobest tăng 174 tỷ đồng, Công ty cám Thanh Bình tăng 49 tỷ đồng …

2.2.2. Dƣ nợ tín dụng:

Tổng dƣ nợ tín dụng năm 2017 đạt 3.072 tỷ đồng, giảm 337 tỷ đồng (giảm 10%) so 2016 và đạt 99% kế hoạch của năm. Dƣ nợ bán lẻ cuối kỳ đạt 946 tỷ đồng, tăng 449 tỷ đồng (tăng 90%) so với 2016 và hoàn thành 156% kế hoạch đƣợc giao. Tỷ trọng dƣ nợ bán lẻ chiếm 31% trong tổng dƣ nợ. Dƣ nợ bán buôn cuối năm đạt 2.126 tỷ đồng, giảm 786 tỷ đồng so với năm 2016 chiếm tỷ trọng 69% trên tổng dƣ nợ. Dƣ nợ tín dụng của tổ chức kinh tế năm 2017 giảm mạnh so với năm 2016 có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là dƣ nợ của chi nhánh còn phụ thuộc quá nhiều vào các doanh nghiệp lớn. Nền khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ... còn thấp. Vì vậy, khi nền kinh tế biến động ảnh hƣởng đến các doanh nghiệp lớn sẽ làm dƣ nợ các doanh nghiệp này giảm mạnh và chi nhánh, điển hình trong năm 2017 là do ảnh hƣởng của hoạt động kinh doanh ô tô năm 2017 gặp khó khăn so với những năm trƣớc, hoạt động kinh doanh của một số công ty lớn trong ngành này giảm mạnh, dẫn đến nhu cầu vốn của nhóm khách hàng ô tô có biến động lớn: Cty Hyundai Nam Việt giảm 440 tỷ đồng dƣ nơ,, Cty Ô tô, máy xây dựng Vitrac giảm 231 tỷ đồng, Cty CP ô tô Đô Thành giảm 87 tỷ đồng,

Công ty Vĩnh Phú giảm 70 tỷ, Cty Cp ô tô Quốc Tuấn giảm 51 tỷ….. Qua đây ta thấy đƣợc nhƣợc điểm lớn của việc phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp lớn – sự giảm mạnh của các doanh nghiệp này làm cho BIDV Nam Đồng Nai sụt giảm dƣ nợ trong khi địa bàn tỉnh Đồng Nai vẫn hấp thụ vốn khá tốt. Năm 2017 dƣ nợ tín dụng toàn tỉnh tăng khoảng 19% (Nguồn: Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh đồng nai). Mặt khác do tập trung quá nhiều nguồn lực để chăm sóc các doanh nghiệp này nên khi dƣ nợ nhóm khách hàng lớn sụt giảm BIDV Nam Đồng Nai không kịp thời phát triển đƣợc dƣ nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có doanh nghiệp siêu nhỏ để bù đắp phần sụt giảm này.

Về cơ cấu dƣ nợ vay: dƣ nợ ngắn hạn đạt 2.177 tỷ đồng chiếm 71% trên tổng dƣ nợ tại Chi nhánh, giảm 546 tỷ đồng (giảm 20%) so với năm 2016. Dƣ nợ trung dài hạn đạt 895 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 32% trên tổng dƣ nợ), tăng 209 tỷ đồng so với 2016. Nguyên nhân chủ yếu là do tăng trƣởng về cho vay nhu cầu nhà ở, cho vay tiêu dùng đối với cá nhân. Điều này chƣa đáp ứng đƣợc kỳ vọng của ban giám đốc đặt ra đối với chi nhánh, đó là ƣu tiên phát triển tín dụng ngắn hạn, tập trung cung ứng vốn để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo tiền đề để phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

2.2.3. Chất lƣợng tín dụng:

Cùng với sự hồi phục của nề kinh tế, chất lƣợng tín dụng tại BIDV Nam Đồng Nai cũng đƣợc cải thiện đáng kể. Trong năm 2017 không phát sinh thêm khách hàng nợ xấu nào. Thị trƣờng bất động sản ấm lên làm giá trị tài sản là bất động sản của một số khách hàng tăng giá cộng với sự tích cực thực hiện thƣờng xuyên các biện pháp, giải pháp thu hồi nợ. Năm 2017 ngân hàng đã thu hồi và xuất hạch toán ngoại bảng toàn bộ nợ xấu của chi nhánh. Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,73% năm 2016 xuống 0%. Chất lƣợng tín dụng đƣợc cải thiện qua các năm, đây là tín hiệu tốt, chi nhánh cần phát huy việc lựa chọn, thẩm địch cũng nhƣ quản lý tốt khách hàng để hạn chế phát sinh thêm nợ xấu.

2.2.4. Hiệu quả kinh doanh:

Chênh lệch thu chi cả năm 2017 đạt 121 tỷ đồng tăng 18.3 tỷ đồng (tăng 18%) so 2016. Lợi nhuận trƣớc thuế cả năm 2017 đạt 95 tỷ đồng (đã bao gồm thu nợ ngoại bảng và trích lập dự phòng rủi ro), đạt 108% kế hoạch, tăng 41% (tăng 27,7 tỷ đồng) so 2016. Mọi chỉ tiêu phát triển suy cho cùng cũng là để tạo ra lợi nhuận,

hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Trong cấu phần tạo ra lợi nhuận thì huy động vốn và tín dụng đóng vai trò rất lớn. Trong khi, chi nhánh Nam Đồng Nai có mức tăng trƣởng huy động vốn khá tốt, duy trì đƣợc sự tăng trƣởng qua các năm. Và mặc dù dƣ nợ tín dụng doanh nghiệp sụt giảm mạnh nhƣng bù lại dƣ nợ tín dụng cá nhân tăng cao mà NIM cho vay của khách hàng cá nhân cao hơn nhiều so với khách hàng doanh nghiệp (Nim trung bình của khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Nam Đồng Nai chỉ khoảng 1%, trong khi NIM cho vay khách hàng cá nhân trung bình khoảng 2,5%) qua đó góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng cũng nhƣ góp phần giúp chi nhánh đạt đƣợc các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động kinh doanh.

2.2.5. Thị phần huy động vốn và cho vay của BIDV Nam Đồng Nai trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tỉnh Đồng Nai

Thị phần huy động vốn tiếp tục đƣợc mở rộng so với các năm trƣớc. Kết thúc năm 2017, thị phần huy động vốn của BIDV Nam Đồng Nai đã đạt 2.16% (tăng 0,32% so 2016). Tuy nhiên thị phần tín dụng là 2,3% (giảm 0.3% so 2016). Nguyên nhân về sụt giảm dƣ nợ tín dụng nhƣ đã phân tích ở trên. So với một số chi nhánh ngân hàng cạnh tranh trực tiếp thì thị phần của BIDV Nam Đồng Nai còn khiêm tốn, nhƣ Vietinbank chi nhánh Đồng Nai (tín dụng chiếm ~11.7%; huy động vốn chiếm ~8.5%); Vietcombank chi nhánh Đồng Nai (tín dụng chiếm ~6%; huy động vốn chiếm ~6.9%) (Nguồn: Báo cáo thi đua các ngân hàng tại địa bàn Đồng Nai). Trong thời gian tới chi nhánh phải đề ra các giải pháp nhằm tăng trƣởng huy động vốn, dƣ nợ tín dụng nhằm cải thiện thị phần và vị thế của BIDV Nam Đồng Nai trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY SẢN XUẤT KINH DOANH ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ TẠI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VÀ DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH NAM ĐỒNG NAI

Từ rất lâu định hình trong lòng khách hàng, BIDV là một đơn vị ngân hàng bán buôn với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống chuyên phục vụ khối doanh nghiệp. Tuy nhiên, từ cuối năm 2008, mô hình đổi mới trong công tác quản lý hoạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động dịch vụ tại BIDV. Nhận thức đƣợc điều này, Ngay từ khi thành lập (01/01/2011) BIDV Nam Đồng Nai đã xây dựng chiến lƣợc đẩy phát triển ngân hàng bán lẻ nhằm quản lý có hệ thống và chuyên nghiệp nhóm khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và

vừa, siêu nhỏ. Các phòng giao dịch, bƣớc đầu tạo đƣợc hiệu quả trong việc nâng cao chất lƣợng phục vụ và tạo lập hình ảnh chuyên nghiệp. Với chiến lƣợc tập trung vào khách hàng, cho đến nay BIDV Nam Đồng Nai triển khai các sản phẩm đa dạng có tiện ích cao với kết quả kinh doanh đáng ghi nhận. Tuy nhiên, song song với kết quả đạt đƣợc đáng ghi nhận vẫn còn tồn tại những khó khăn cần khắc phục. Để có thể thấy đƣợc điều này tác giả đi vào phân tích thực trạng hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp siêu nhỏ tại BIDV Nam Đồng Nai từ năm 2012-2017.

2.3.1. Về chính sách, nghiệp vụ 2.3.1.1. Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng là một công cụ điều tiết hoạt động tín dụng của BIDV, thế hiện định hƣớng hoạt động cấp tín dụng của chi nhánh trong từng thời kỳ. Giúp duy trì và phát triển một cơ cấu khách hàng bền vững. gia tăng thị phần tín dụng bán lẻ, tăng cƣờng công tác kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng bán lẻ, thống nhất cách ứng xử, đảm bảo tính minh bạch, công khai trong việc cấp tín dụng đối với các khách hàng. Hiện chi nhánh đang thực hiện theo “Chính sách cấp tín dụng số 3296/QĐ-BIDV Ngày 15/12/2016” và “Hƣớng dẫn thực hiện chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng bán lẻ số 3488/QyĐ-BIDV ngày 06/06/2017” của Hội đồng quản trị ngân hàng đầu tƣ và phát triển Việt Nam và tuân theo quy định của ngân hàng nhà nƣớc. Khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ có nhu cầu quan hệ tín dụng tại BIDV sẽ đƣợc áp dụng tổng thể bốn chính sách sau đây, chính sách tiếp thị khách hàng, chính sách về cấp tín dụng, chính sách về tài sản bảo đảm, chính sách định giá tiền vay.

 Nguyên tắc thực hiện chính sách cấp tín dụng:

Việc cấp tín dụng đối với khách hàng BIDV Nam Đồng Nai bảo đảm tuân thủ đồng thời quy định của pháp luật, các quy định có liên quan của BIDV, chính sách cấp tín dụng do Hội đồng quản trị ban hành và quy định tại văn bản này.

Về định hƣớng chung, BIDV thực hiện chính sách cấp tín dụng có tài sản bảo đảm đối với khách hàng bán lẻ (trừ trƣờng hợp sản phẩm quy định cho vay không có tài sản bảo đảm);

BIDV không thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng vay đang có nợ xấu tại BIDV/các tổ chức tín dụng khác và các khách hàng không đáp ứng đƣợc các

điều kiện tại quy định cấp tín dụng bán lẻ và quy định các sản phẩm cụ thể của BIDV từng thời kỳ.

Khi thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng, chi nhánh ý thức đƣợc và chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm soát nguồn trả nợ đảm bảo khách hàng trả nợ ngân hàng đầy đủ theo đúng cam kết tại Hợp đồng tín dụng.

Các khách hàng sẽ đƣợc BIDV xếp hạng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV và là cơ sở xác định chính sách cấp tín dụng đối với từng khách hàng.

 Chính sách tiếp thị khách hàng:

BIDV Nam Đồng Nai chú trọng tiếp thị cho vay đối với các khách hàng có độ tuổi từ 18 – 65 tuổi. Tuy nhiên đối với các khách hàng lớn hơn 60 tuổi thì hạn chế cho vay thời gian dài để hạn chế rủi ro. Về địa bàn cho vay chi nhánh chú trọng cho vay khách hàng tại địa bàn (đang sinh sống hoặc làm việc thƣờng xuyên tại địa bàn tỉnh Đồng Nai), đối với một số khách hàng có năng lực tài chính tốt có tiềm năng mang lại nhiều lợi ích cho chi nhánh thì chi nhánh sẽ cân nhắc cho vay các khách hàng tại địa bàn giáp ranh nhƣ địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. Việc ƣu tiên cho vay các khách hàng gần địa bàn hoạt động của chi nhánh để dễ quản lý khách hàng sau khi cho vay, hạn chế phát sinh dƣ nợ xấu.

Đối với khách hàng vay phục vụ nhu cầu đời sống (tiêu dùng, sinh hoạt) BIDV Nam Đồng Nai định hƣớng tập trung tiếp thị: Các khách hàng đang sinh sống, làm việc thƣờng xuyên tại thành phố Biên Hòa, thị trấn Long Thành nơi khách hàng có mức thu nhập ổn định từ mức trung bình khá trở lên đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng đầy đủ, đúng hạn và các khách hàng có quan hệ tiền gửi, thanh toán, đổ lƣơng tại BIDV; có tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá (trừ cổ phiếu)/thẻ tiết kiệm, bất động sản (có khả năng thanh khoản cao)

Đối với khách hàng vay phục vụ hoạt động kinh doanh, tập trung tiếp thị: Khách hàng có quan hệ tiền gửi, thanh toán tại BIDV, có quan hệ vay trả nợ ngân hàng đầy đủ, đúng hạn, tín nhiệm, các khách hàng có uy tín, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực vay vốn. Ngoài ra chi nhánh chú trọng khách hàng có ngành nghề truyền thống, sản phẩm gia truyền thƣơng hiệu qua nhiều thế hệ, hoạt động ổn định và phát triển.

 Chính sách về tài sản bảo đảm:

thời điểm 100% dƣ nợ vay/dƣ cam kết cấp tín dụng của khách hàng phải có tài sản bảo đảm. Ngoài ra BIDV Nam Đồng Nai chỉ nhận tài sản bảo đảm là bất động sản có đầy đủ chứng nhận quyền sử dụng/quyền sở hữu và/hoặc các loại tài sản khác có hệ số giá trị tài sản bảo đảm từ 0.7 trở lên, thuộc sở hữu của chính khách hàng vay và/hoặc bên thứ ba là vợ/chồng, con, bố/mẹ, anh/chị/em ruột của khách hàng hoặc của vợ/chồng khách hàng.

Một chính sách đƣa ra đều có những ƣu điểm và nhƣợc điểm nhất định. Theo tác giả nhận định việc 100% khoản vay đƣợc đảm bảo bằng tài sản thì sẽ an toàn hơn so với cho vay có tín chấp. Tuy nhiên, thực tế không phải cá nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ nào cũng có đủ tài sản có tài sản để thế chấp. Có nhiều trƣờng hợp khách hàng có tiềm lực tài chính tốt, BIDV có thể kiểm soát đƣợc dòng tiền thanh toán thì vẫn có thể linh hoạt cấp tín dụng tín chấp một phần để hỗ trợ khách hàng vay vốn.

 Chính sách về giá - Nguyên tắc xác định lãi suất cho vay.

Việc xác định giá cho các khoản tín dụng đối với một khách hàng phải trên cơ sở khả năng sinh lời tổng thể của khách hàng. Về nguyên tắc lãi suất cho vay phải tăng cùng với mức độ rủi ro của khách hàng. Những yếu tố làm cơ sở khi tính giá bao gồm: Kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng, tiền gửi huy động từ khách hàng và phí thu đƣợc từ dịch vụ khác, sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác và mức lãi suất trần theo quy định của pháp luật (nếu có).

Cơ chế điều hành vốn của BIDV giai đoạn hiện nay là mua bán vốn tập trung, theo đó căn cứ vào tình hình lãi suất thị trƣờng, tƣơng quan giữa tổng nguồn vốn huy động và cho vay - đầu tƣ và định hƣớng phát triển kinh doanh trong từng thời kỳ BIDV trụ sở chính sẽ xác định và công bố lãi suất mua vốn và bán vốn cho các chi nhánh. Chi nhánh căn cứ vào lãi suất bán vốn của BIDV trụ sở chính để ban hành biểu lãi suất cho vay (trên cơ sở phải đảm bảo một khoản chênh lệch tối thiểu do BIDV trụ sở chính định hƣớng trong từng thời kỳ).

Ngoài ra, để hỗ trợ và phát triển hoạt động xuất kinh doanh hoặc nhu cầu nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh đối với cá nhân và doanh nghiệp siêu nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam đồng nai (Trang 40)