Do hạn chế trong chính sách tín dụng của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh đối với cá nhân và doanh nghiệp siêu nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam đồng nai (Trang 66 - 68)

8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

2.5.2.1. Do hạn chế trong chính sách tín dụng của ngân hàng

Cho vay KHCN và DNSN đòi hỏi thời gian phục vụ nhanh chóng, thủ tục phải đơn giản, tiện lợi trong khi theo quy trình bán lẻ các chứng từ để cho vay còn nhiều và khó thực hiện. Thủ tục cho vay cá nhân còn rƣờm rà, vẫn còn cứng nhắc về thủ tục giấy tờ vay vốn. Một số ngành kinh doanh nhỏ lẻ nhƣ kinh doanh tạp hóa, tiểu thƣơng buôn bán trong chợ, chăn nuôi nhỏ lẻ…thông thƣờng không đăng ký kinh doanh nhƣng khi vay vốn cần cung cấp giấy phép kinh doanh theo quy định. Trong khi đó, một số ngân hàng khác nhƣ Agribank, Sacombank … không bắt buộc phải cung cấp giấy phép kinh doanh đối với những ngành nghề này.

Công tác triển khai cho vay DNSN chỉ tập trung ở chi nhánh mà không triển khai ở các phòng giao dịch nhƣ những chi nhánh BIDV khác tên địa bàn. Điều này

ảnh hƣởng lớn đến việc phát triển doanh nghiệp siêu nhỏ vì các DNSN tâm lý ngại đi xa để giao dịch do không đủ nhân lực nên chỉ muốn giao dịch gần nhà, mặt khác toàn bộ DNSN có nhu cầu vay tại phòng giao dịch chuyển vào chi nhánh sẽ làm phòng KHDN tại chi nhánh quá tải, nhiều khách hàng xa địa bàn chi nhánh dẫn tới mất nhiều thời gian để thẩm định, quản lý khách hàng, trong khi phòng khách hàng doanh nghiệp còn phải chăm sóc các khách hàng lớn. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc nhóm khách hàng DNSN phát triển chƣa đƣợc nhƣ kì vọng.

Về chính sách chăm sóc khách hàng: chƣa có sự phân tách giữa doanh nghiệp lớn, DNNVV và DNSN dẫn đến đối tƣợng DNSN dễ bị lu mờ, ít đƣợc quan tâm đúng mức.

Về chính sách cấp tín dụng đối với doanh nghiệp mới thành lập (doanh nghiệp khởi nghiệp): Các DNSN mới thành lập thƣờng gặp khó khăn về thiếu tài sản bảo đảm, thiếu vốn tự có trong khi đó chính sách cấp tín dụng hiện hành của BIDV cho doanh nghiệp mới thành lập còn khá chặt chẽ, DNSN khó đáp ứng (yêu cầu 100% khoản vay có tài sản đảm bảo). Điều này làm hạn chế phát triển quan hệ đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ mới, doanh nghiệp siêu nhỏ tiềm năng trong khi chủ trƣơng của Nhà nƣớc/BIDV đang hƣớng đến hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận vốn tín dụng => đây là nguồn KH tiềm năng hứa hẹn sẽ dễ dàng trở thành KH trung thành, truyền thống nếu chúng ta tiếp cận, hỗ trợ ngay từ ban đầu.

Về xếp hạng tín dụng nội bộ: Hiện nay, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV chƣa có định hạng riêng cho đối tƣợng DNSN. Trong khi đó theo quy định của NHNN, hệ thống định hạng tín dụng doanh nghiệp phải sử dụng báo cáo tài chính kiểm toán hoặc báo cáo thuế tuy nhiên với đặc thù của DNSN, rất ít doanh nghiệp có báo cáo tài chính kiểm toán, còn đối với báo cáo tài chính thuế thƣờng không phản ánh chính xác năng lực hoạt động và tài chính của doanh nghiệp. Do vậy, trƣớc mắt khi chƣa khách hàng vẫn chƣa nhận thức đƣợc sự minh bạch tài chính lành mạnh là quan trọng thì BIDV cần thiết phải có tiêu chí định hạng riêng cho đối tƣợng DNSN để hỗ trợ đánh giá chính xác hơn năng lực hoạt động của khách hàng để áp dụng chính sách cấp tín dụng phù hợp để không bị mất khách hàng về đối thủ cạnh tranh.

Về thẩm quyền phán quyết cấp tín dụng: BIDV Nam Đồng Nai có chính sách thắt chặt thẩm quyền phán quyết cấp tín dụng đối với phòng giao dịch và các phòng kinh doanh so với các chi nhánh BIDV trên địa bàn và một số đối thủ cạnh tranh. Điều này phần nào làm tăng thời gian xử lý hồ sơ tín dụng, ảnh hƣởng đến sự phát triển tín dụng nói chung và cho vay đối với cá nhân và DNSN nói riêng. Cụ thể là phòng khách hàng doanh nghiệp không đƣợc phán quyết đƣợc cho vay đối với doanh nghiệp siêu nhỏ, toàn bộ hồ sơ phải trình qua phó giám đốc chi nhánh, hay phòng khách hàng cá nhân và các phòng giao dịch chỉ đƣợc cấp tín dụng tối đa 1 tỷ đồng, thời gian 36 tháng, đây là mức phán quyết khá thấp so với các chi nhánh ngân hàng khác trên địa bàn (thƣờng là 2 tỷ đồng), thời gian tối đa theo quy định sản phẩm cho vay (60 tháng đối với cho vay sản xuất kinh doanh).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh đối với cá nhân và doanh nghiệp siêu nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam đồng nai (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)