8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
2.3.1.2 Quy trình cho vay
Hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân tại BIDV Nam Đồng Nai đang đƣợc thực hiện theo quy định về cấp tín dụng bán lẻ số QĐ6959/QĐ-BIDV ngày 3/11/2014 (xem phụ lục 1) và cẩm nang tín dụng bán lẻ số của Tổng Giám đốc ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam và cẩm nang hƣớng dẫn triển khai quy định cấp tín dụng bán lẻ. Đối với cho vay Doanh nghiệp siêu nhỏ đƣợc thực hiện theo quy định số 1638/BIDV-KHDNNVV “V/v quy định cấp tín dụng đối với Doanh nghiệp siêu nhỏ” (xem phụ lục 2). Tùy vào từng thời kỳ, dựa theo định hƣớng của chính phủ BIDV đƣa ra những tiêu chí để xác định đối tƣợng là doanh nghiệp siêu nhỏ để cấp tín dụng, phục vụ hoạt động kinh doanh của hệ thống. Theo quy định nội bộ của BIDV - hiện tại là công văn số 1635/BIDV-KHDNNVV ngày 30/03/2017) những doanh nghiệp dƣới đây đƣợc xác định là doanh nghiệp siêu nhỏ:
Doanh nghiệp siêu nhỏ là các khách hàng doanh nghiệp bao gồm cả hợp tác xã, các đơn vị sự nghiệp có thu... thỏa mãn đồng thời các tiêu chí sau:
+ Doanh thu thuần bình quân 2 năm liền kề trƣớc thời điểm khai báo <= 20 tỷ đồng.
+ Khách hàng có phát sinh nhu cầu cấp tín dụng và tổng giới hạn cấp tín dụng cả khách hàng tại mọi thời điểm <= 10 tỷ đồng.
+ Tại mọi thời điểm, 100% số tiền cấp tín dụng phải có tài sản đảm bảo là: Số dƣ tiền gửi/GTCG/ Bất động sản có hệ số từ 0,8 trở lên và/hoặc ô tô có hệ số 0,7 thuộc sở hữu khách hàng. ( Là tài sản gián tiếp, không phục vụ mục đích kinh doanh trực tiếp).
Đối với quy trình cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ, BIDV có quy định riêng, tách biệt với cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp lớn. Quy trình cho vay đối với doanh nghiệp siêu nhỏ đƣợc đơn giản hóa rất nhiều (ví dụ nhƣ chƣa phải cung cấp và phân tích báo cáo tài chính tại thời điểm bắt đầu cấp tín dụng, không phải trình qua phòng Quản lý rủi ro nhƣ đối với các khách hàng doanh nghiệp khác…) Có thể nhận định quy trình cho vay đối với doanh nghiệp siêu nhỏ gần tƣơng đƣơng với cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân.
Nhìn chung, quy trình cho vay tại BIDV Nam Đồng Nai đã đáp ứng yêu cầu quản trị rủi ro theo nguyên tắc tách bạch giữa ba chức năng: kinh doanh (front office), quản lý rủi ro (middle office) và tác nghiệp (back office). Đảm bảo phù hợp với việc chuyển đổi mô hình tổ chức mới phù hợp với thông lệ quốc tế, theo đó tách bạch các khâu đề xuất tín dụng phê duyệt tín dụng và quản trị tín dụng, tạo tính độc lập của bộ phận quản trị tín dụng trong việc quản lý hệ thống, tập trung một đầu mối tiếp xúc khách hàng.