Các loại hình sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam003 (Trang 43 - 50)

này được tác giả xác định là sở hữu hai chiều giữa các ngân hàng, giữa các doanh nghiệp với ngân hàng và giữa các cá nhân, nhóm cổ đông với ngân hàng.

2.2. Các loại hình sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam Việt Nam

2.2.1. Sở hữu chéo giữa ngân hàng và ngân hàng

Sở hữu của các ngân hàng thương mại nhà nước tại các ngân hàng thương mại cổ phần

Quan hệ sở hữu này hình thành chủ yếu do việc yếu kém nghiệp vụ ngân hàng của các NHTMCP trong giai đoạn đầu thành lập cũng như trong giai đoạn khủng hoảng 1997-1998. Trong bối cảnh bấy giờ, các ngân hàng quốc doanh lớn đã chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh, quản trị thậm chí chia sẻ cả nguồn nhân lực với tất cả các ngân hàng họ góp vốn. Như vậy, các NHTMNN không cần có cơ cấu sở hữu chéo để đạt lợi nhuận từ đầu tư rủi ro, chủ yếu họ sở hữu chéo do yếu tố lịch sử khi được yêu cầu tiếp quản để hỗ trợ các ngân hàng mới.

Tính đến cuối năm 2013, ngoại trừ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), cả bốn NHTMNN còn lại đã thực hiện cổ phần hóa với tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước lần lượt là 77,1% tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB), 64,5% tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (CTG), 95,8% tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), 91,26% tại Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB).

Ngoài MHB và BIDV, ba NHTMNN còn lại đều đang sở hữu các NHTMCP Việt Nam khác. Quan hệ sở hữu giữa các NHTMNN và NHTMCP Việt Nam được mô tả tại Hình 2.1 như sau:

- Là NHTMNN đầu tiên thực hiện cổ phần hóa, Vietcombank là tổ chức tín dụng sở hữu nhiều cổ phần nhất tại các NHTM khác, cụ thể là: 4,37% cổ phần của NHTMCP Sài Gòn Công thương (Saigon Bank), 8,19% cổ phần của NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank), 9,67% cổ phần của NHTMCP Quân Đội (MBBank) và 5,06% cổ phần của NHTMCP Phương Đông (Orient Bank). Trong đó, việc Vietcombank sở hữu Eximbank là do vào cuối thập niên 1990 và đầu 2000, Vietcombank được Chính phủ chỉ định tiếp quản Eximbank khi ngân hàng này gặp khó khăn tài chính.

- AgriBank sở hữu 15% cổ phần tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải (thông qua Công ty Chứng khoán Agribank - Agriseco).

- Kể từ sau khi cổ phần hóa vào năm 2008, VietinBank sở hữu 10,39 % cổ phần tại Saigon Bank, tỷ lệ này giảm nhẹ so với 11% cách đây một năm.

Hình 2.1: Cơ cấu sở hữu của các NHTMNN (31/12/2013)

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM năm 2013

Sở hữu của các ngân hàng thương mại nhà nước tại các ngân hàng liên doanh

Các ngân hàng nước ngoài có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, ngay sau khi Chính phủ Việt Nam dỡ bỏ hàng rào và cho phép các ngân hàng nước ngoài mở các chi

nhánh hoặc thành lập các ngân hàng liên doanh (NHLD) với ngân hàng Việt Nam theo Sắc lệnh về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và các công ty tài chính năm 1990. Sau khi VCB đã bán toàn bộ 50% cổ phần trong NHLD ShinhanVina trong năm 2011, hiện tại có năm NHLD trong hệ thống các tổ chức tín dụng của Việt Nam bao gồm: NHLD Indovina (Indovina Bank), NHLD VID Public (VID Public Bank), NHLD Việt Nga (Vietnam Russia Bank), NHLD Việt Lào (Lao - Viet Bank) và NHLD Việt Thái (Vinasiam Bank). Ba trong số năm NHTMNN đang góp vốn tại các ngân NHLD tại Việt Nam như sau:

- Ngân hàng TNHH Indovina là NHLD đầu tiên được thành lập tại Việt Nam vào năm 1990, với sự hợp tác của Vietinbank và ngân hàng Cathay United của Đài Loan với tỷ lệ góp vốn ngang nhau là 50%.

- NHLD Việt - Thái là NHLD giữa 3 đối tác lớn: Agribank, NHTM Siam của Thái Lan và Tập đoàn Charoen Pokphand của Thái Lan với tỉ lệ vốn góp tương ứng là 34%, 33% và 33%.

- Tiếp đó, BIDV có cổ phần tại ba NHLD với tỷ lệ lần lượt là 50% tại NHLD Việt Nga với mức góp vốn điều lệ ngang nhau, 50% tại NHLD VID Public, 65% tại NHLD Lào Việt.

Bảng 2.1: Quan hệ sở hữu giữa các NHLD

NHLD Năm thành lập Đối tác

trong nước

Đối tác nước ngoài

Indovina Bank 1990 Vietinbank

(50%)

Cathay United Bank, Đài Loan (50%)

VID Public Bank 1991 BIDV (50%) Public Bank Berhad, Malaysia

(50%)

Vinasiam Bank 1995 Agribank

(34%)

Siam Commercial Bank, Thái Lan (33%) và Charoen Pokphand Group, Thái Lan (33%)

Lao - Viet Bank 1999 BIDV (65%) Ngân hàng Ngoại Thương Lào

(BCEL), Lào (35%)

Vietnam Russia

Bank

2006 BIDV (50%) Ngân hàng Ngoại Thương Nga

(VTB), Nga (50%)

Sự hợp tác liên doanh giữa một ngân hàng nước ngoài và một ngân hàng trong nước được cho là nhằm tận dụng kinh nghiệm, mạng lưới hoạt động, sự am hiểu thị trường của ngân hàng trong nước khi một ngân hàng nước ngoài muốn đầu tư vào thị trường tài chính Việt Nam.

Cổ đông chiến lược tại các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần

Trong khi các NHTM có sở hữu cổ phần tại một số ngân hàng cổ phần hoặc liên doanh thì bản thân các NHTM này cũng được sở hữu một phần bởi các nhà đầu tư nước ngoài. Đứng trước nhu cầu thu hút vốn và kỹ năng quản trị từ các định chế tài chính có kinh nghiệm nước ngoài, NHNN đã có chủ trương khuyến khích các NHTM trong nước tìm kiếm các đối tác nước ngoài làm cổ đông chiến lược. Đối với các ngân hàng trong nước, quan hệ hợp tác chiến lược sẽ mang lại cơ hội tiếp cận với các sản phẩm tài chính, các quy trình chuyên nghiệp, chuyên môn và công nghệ hiện đại; còn đối với một ngân hàng nước ngoài thì mạng lưới chi nhánh và nguồn khách hàng trong nước là thứ mà họ nhắm đến trong mối quan hệ chiến lược này.

Sự xuất hiện của nhà đầu tư nước ngoài chỉ thật sự bắt đầu khi Luật đầu tư 2005 ra đời quy định về việc đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đặc biệt năm 2007-2008 cùng với sự ra đời của Nghị định 69/2007/NĐ-CP về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của NHTM Việt Nam, các NHTM bắt đầu lên kế hoạch tìm kiếm cổ đông chiến lược nước ngoài. Đến cuối năm 2013 tỷ lệ nắm giữ của cổ đông chiến lược nước ngoài tại các ngân hàng này lần lượt là: Sumitomo Mitsui Banking Corporation nắm 15,13% Eximbank, Societe Generale nắm 20% SeA Bank, BNP Paribas nắm 20% Ocean Bank và United Overseas Bank nắm 20% cổ phần của Southern Bank,… Cuối năm 2008-2010, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) hoàn tất thương vụ bán cổ phần cho Maybank, Commonwealth Bank of Australia hoàn tất việc đầu tư vào Ngân hàng Quốc tế (VIB).

Năm 2011 và 2012 chứng kiến những thương vụ M&A ở khu vực ngân hàng Việt Nam với giá trị kỷ lục. Tiêu điểm năm 2011 là việc ngân hàng Mizuho mua lại 15% cổ phần của Vietcombank và đến năm 2012 Ngân hàng Bank of Tokyo-

Mitsubishi UFJ trở thành đối tác chiến lược của Vietinbank, mua lại 20% cổ phần trị giá 743 triệu USD. Như vậy, trong khối NHTMNN, Mizuho hiện nắm giữ 15% cổ phần tại Vietcombank, Tokyo-Mitsubishi nắm giữ 19,73% cổ phần tại Vietinbank, riêng BIDV vẫn chưa tìm được nhà đầu tư chiến lược.

Bảng 2.2: Tình hình sở hữu của cổ đông chiến lược nước ngoài tại các NHTM Việt Nam (tháng 12/2013)

Ngân hàng Cổ đông chiến lược nước ngoài Năm

tham gia

Tỷ lệ sở hữu (%)

ABBank Maybank 2008 20

ABBank IFC 2011 10

ACB Standard Chartered 2005 15

ACB Connaught Investors 1997 7,26

ACB Dragon Financial Holdings 1997 6,81

Vietinbank IFC 2011 8,02

Vietinbank Bank of Tokyo Mitsubishi UFJ 2012 19,73

Eximbank Sumitomo Mitsui Banking Corporation SMBC 2007 15,13

Eximbank VOF Investment Limited 2008 5,02

MD Bank Fullerton Financial Holdings 2010 20

Ocean Bank BNP Paribas 2007 20

Southern Bank United Overseas Bank 2007 20

SeA Bank Societe Generale 2008 20

Techcombank HSBC 2005 20

Vietcombank Mizuho 2011 15

VIB Commonwealth Bank of Australia 2010 20

VP Bank2 Overseas Chinese Banking Corporation 2006 14.88

Nguồn: Vietstock (2014)

Sở hữu giữa các ngân hàng thương mại cổ phần với nhau

Hiện tượng sở hữu lẫn nhau giữa các NHTMCP cũng khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Nhiều NHTM đã đầu tư lẫn nhau thông qua hai cách: trực tiếp và gián tiếp. Đối với việc trực tiếp nắm giữ, nhiều NHTM đã công bố việc sở hữu cổ phần của các NHTM khác. Còn đối với việc sở hữu gián tiếp, các NHTM không cần đứng tên nắm giữ cổ phần mà thông qua các đơn vị thành viên, các công ty con, công ty liên kết, các quỹ đầu tư mà NHTM và các công ty liên quan có quyền chi phối để gia tăng tỷ

lệ nắm giữ. Việc sở hữu gián tiếp này rất phức tạp và khó xác định rõ được tỷ lệ nắm giữ thực tế.

Mối quan hệ sở hữu chéo phức tạp nhất giữa các NHTM có thể kể đến là sở hữu lẫn nhau giữa ACB, Sacombank, Eximbank và một số NHTMCP nhỏ khác (xem Hình 2.2):

- Eximbank sở hữu 10,3% cổ phần tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và 9% cổ phần tại NHTMCP Việt Á. Tuy nhiên thông qua công ty Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn Exim (Saigon Exim)3, Eximbank còn sở hữu thêm 5,2% cổ phần của Sacombank.

- NHTMCP Phương Nam (Southern Bank) thông qua các công ty liên quan là Công ty Chứng khoán Phương Nam (PNS) và Công ty Vàng bạc Đá quý Phương Nam (PNJ) để sở hữu Sacombank.

- NHTMCP Á Châu (ACB) sở hữu 20% cổ phần tại Eximbank (bao gồm cả cổ phần của Công ty chứng khoán ACBs). Phức tạp hơn, ACB sở hữu 5% Sacombank thông qua Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính Sài Gòn Á Châu (ACI). Ngoài ra, ACB còn sở hữu nhiều NHTMCP khác là Việt Nam Thương tín (Vietbank) (10%), Đại Á (DaiA Bank) (10,8%), Kiên Long (Kienlongbank) (6,1%), thông qua Công ty Chứng khoán Ngân Hàng Á Châu (ACBS).

Hình 2.2: Cơ cấu sở hữu của một số NHTMCP (tháng 05/2012)

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Báo cáo thường niên các NHTM năm 2012

3 Công ty Cổ phần đầu tư Sài Gòn Exim được thành lập vào năm 2009 chủ yếu đầu tư phát triển và kinh doanh bất động sản, khách sạn, resort cao cấp; tư vấn, môi giới, định giá bất động sản,..Cổ đông sáng lập công ty bao gồm Eximbank, Công

Tình huống sở hữu chéo giữa ba ngân hàng NHTMCP Sài Gòn (SCB), NHTMCP Đệ Nhất (Ficombank) và NHTMCP Việt Nam Tín nghĩa (TinNghiaBank) là đáng quan tâm hơn cả khi phải tiến tới tái cấu trúc theo đề án của Chính phủ. SCB, Ficombank và TinNghiaBank đều được chuyển đổi từ các hợp tác xã tín dụng vào đầu những năm 1990. Sau khi tái cơ cấu tài chính từ cuối thập niên 90 đến đầu năm 2000 và tăng vốn mạnh trong những năm gần đây, cơ cấu cổ đông của ba NHTMCP này đã có sự thay đổi hoàn toàn. Đến giữa năm 2011, cả ba ngân hàng này đều do một nhóm nhà đầu tư và công ty liên kết nắm quyền kiểm soát, mặc dù hầu như không có ai chính thức xuất hiện là cổ đông lớn sở hữu trên 5% tổng giá trị cổ phần.

Hình 2.3 trình bày một phần bức tranh sở hữu chéo giữa ba NHTMCP và nhóm các công ty liên kết. Hình vẽ cho thấy là thông qua việc cử đại diện của mình vào hội đồng quản trị của ba ngân hàng này, người sở hữu sau cùng (bà Trương Mỹ Lan và Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát) có quyền kiểm soát hoàn toàn ba NHTMCP này. Nhờ vào việc nắm quyền sở hữu và chi phối các NHTMCP này, có thể thấy cả ba NHTMCP này đều có thể tài trợ cho nhiều hoạt động đầu tư khác nhau của các doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của cổ đông này.

Hình 2.3: Cơ cấu sở hữu của SCB, Ficombank và TinNghiaBank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam003 (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)