Xem xét tăng tỷ lệ sở hữu cho các nhà đầu tư ngoại vào các ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam003 (Trang 87 - 89)

hàng thương mại Việt Nam

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sở hữu chéo là sự thiếu vắng quản lý cấp cao tại các NHTM Việt Nam, do đó hình thành nên nhóm sở hữu cổ phần của gia đình và các nhóm lợi ích đang chi phối hoạt động của một số NHTM. Sự tham gia của một ngân hàng nước ngoài vào ngân hàng Việt Nam và tăng tỷ lệ sở hữu của ngân hàng nước ngoài có thể giúp khắc phục tình trạng trên và giảm tỷ lệ sở hữu chéo giữa các ngân hàng trong nước. Theo Hiệp hội đầu tư tài chính Việt Nam (2014), việc các cơ quan chức năng nên tiếp tục tăng room của nhà đầu tư ngoại để tạo điều kiện cho cuộc cách mạng thay đổi cơ cấu cổ đông theo hướng cổ đông tổ chức, cổ đông chuyên nghiệp nắm quyền quản lý ngân hàng, đồng thời tạo cơ hội vô cùng lớn cho hệ thống NHTM huy động hàng chục tỉ đô la để tăng vốn hoạt động. Hơn nữa, khi tỷ lệ sở hữu

tăng lên, đạt tới một mức độ đủ lớn nhất định, ngân hàng ngoại có vai trò lớn hơn, có thể đóng góp nhiều hơn trong việc xây dựng chiến lược phát triển và cả xử lý nợ xấu của ngân hàng nội. Thực hiện được việc này, xem như có cách tiếp cận mới về ngân hàng đại lý, chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh quốc tế, kinh nghiệm điều hành và quản trị ngân hàng hiện đại, loại bỏ vốn cổ phần ảo giữa các NHTMCP với nhau.

Nghị định 01/2014/NĐ-CP ngày 03/01/2014 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của TCTD Việt Nam cho phép các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực tài chính được sở hữu vượt quá 30% vốn điều lệ của một NHTM theo quyết định của Thủ tướng nhằm bơm được một lượng tiền thực vào ngân hàng gặp khó khăn qua đó giải quyết thanh khoản. Tuy nhiên, theo nhận xét của một số chuyên gia trong thời gian gần đây, mức trần giới hạn tỷ lệ sở hữu 30% cho các NĐT ngoại là hẹp do tỷ lệ này không đủ để họ nắm quyền kiểm soát và định hướng định hướng TCTD như kỳ vọng. Có thể, khi trần tỷ lệ sở hữu tại các ngân hàng được nới rộng hơn, nhà đầu tư nước ngoài sẽ quan tâm hơn tới các ngân hàng Việt Nam và có thêm nguồn vốn ngoại và kinh nghiệm quản trị tiên tiến, công cuộc tái cơ cấu của các ngân hàng yếu kém trong nước sẽ “dễ thở” hơn.

Trong thời gian tới, nằm trong lộ trình tổng thể hội nhập quốc tế của Việt Nam, căn cứ trên các thoả thuận, cam kết mở cửa tại các hiệp định thương mại song phương và đa phương đối với từng ngành, lĩnh vực kinh tế cụ thể, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng thương mại Việt Nam có thể được điều chỉnh tăng. Tuy nhiên, các nhà làm luật cần xác định tỷ lệ sở hữu bao nhiêu là phù hợp. Bên cạnh đó, nếu nguồn tài chính không được minh bạch thì nguy cơ chính là tình trạng sở hữu chéo hiện nay lại là cơ sở để các nhóm liên kết tăng cường sở hữu chéo dựa vào các đề án tái cấu trúc được thiết kế lỏng lẻo. Do đó việc cho phép nhà đầu tư mới tham gia phải được giới hạn ở một tỷ lệ phù hợp và dựa trên nguyên tắc giảm sở hữu chi phối hay giảm sở hữu chéo thì sẽ khơi thông những nút thắt trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam003 (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)