quả hoạt động
Trong bối cảnh năng lực quản trị của các NHTM của Việt Nam còn yếu và quan hệ giữa các ngân hàng trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài còn khó khăn thì các hình thức sở hữu chéo dưới dạng liên doanh, các định chế tài chính nước ngoài là cổ đông lớn sẽ mang lại những lợi ích nhất định cho những ngân hàng này. Đặc biệt trong bối cảnh tái cơ cấu hệ thống ngân hàng như hiện nay, do nguồn vốn trong nước hạn hẹp, việc tìm kiếm nguồn vốn từ các định chế tài chính nước ngoài sẽ góp phần làm tăng hệ số an toàn vốn của các ngân hàng trong nước.
Trong năm 2013, VietinBank đã hoàn tất việc bán 19,73% cổ phần cho cổ đông chiến lược là The Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ, Ltd. (BTMU) và phát hành thêm 457,3 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Theo đó, vốn điều lệ của VietinBank tăng lên tăng 42% so với năm 2012 và đã trở thành NHTMCP có vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu lớn nhất trong hệ thống NHTM Việt Nam. Việc BTMU gia nhập VietinBank đã đánh dấu hệ số an toàn vốn CAR 13,2% (vượt mức quy định 9% của NHNN). Sự tham gia của cổ đông chiến lược BTMU không chỉ làm tăng quy mô vốn mà còn tận dụng lợi thế về công nghệ và năng lực quản trị điều hành của một trong những tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới, điều này giúp nâng cao uy tín, vị thế của VietinBank với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
Đối với NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank), cổ đông chiến lược ngoại của Techcombank là Ngân hàng HSBC, bắt đầu nắm cổ phần từ cuối năm 2005, ký thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật trong vấn đề quản trị cũng như chiến lược phát triển vào năm 2005 và nâng lên sở hữu tỷ lệ 20% vốn ngân hàng. Trong nhiều năm qua, đặc biệt là kể từ khi có sự tham gia của HSBC, Techcombank đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Một trong những bằng chứng rõ nét nhất là nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm của HSBC đã sang Techcombank để giúp ngân hàng này thực hiện các cải cách quan trọng về các lĩnh vực như hệ thống quản lý, thiết kế dịch vụ và phục vụ khách hàng.
ABBank với sự góp vốn của EVN và Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco) đã tạo một nguồn vốn huy động dồi dào và ổn định với doanh số tiền gửi hàng năm của EVN và Geleximco tại NH lên đến 58.777 tỷ đồng và 12.370 tỷ đồng, bao gồm tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn (Báo cáo tài chính, 2012). Điều này giúp ngân hàng có nguồn vốn tương đối ổn định để thực hiện các hoạt động cho vay và đầu tư sinh lợi.
Sở hữu chéo góp phần nâng cao năng lực quản trị và cải thiện hiệu quả kinh doanh trong Eximbank. Tính đến năm 2014, SMBC đã hợp tác với Eximbank được 6 năm. Sự xuất hiện của SMBC đã giúp Eximbank tăng vốn điều lệ từ 2.800 tỷ đồng và tổng tài sản 33.000 tỷ đồng vào năm 2007, lên 12.355 tỷ đồng vốn điều lệ và tổng tài sản hơn 170.000 tỷ đồng (đến cuối năm 2012). Với sự hỗ trợ của SMBC, trong 6 năm qua, Eximbank đã liên tục phát triển và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tài chính mới cho thị trường, vươn lên vị thế thứ 2 trong các NHTMCP hàng đầu tại Việt Nam (sau MB).
Hình thức sở hữu chéo giữa các NHTM và doanh nghiệp trong thời gian qua cũng mang lại những lợi ích nhất định cho khu vực doanh nghiệp trên khía giúp các doanh nghiệp này có thể huy động và tập trung vốn với qui mô lớn trong thời gian ngắn để mở rộng sản xuất và thị trường. Nhờ thế nhiều tập đoàn tư nhân lớn đã xuất hiện. Có thể quan sát qua các hiện tượng Tập đoàn Tân Tạo (thông qua NHTMCP Nam Việt – Navibank và NHTMCP Phương Tây – Westernbank), Tập đoàn Masan (liên kết với Techcombank), FPT và Doji (qua Tien Phong Bank), T & T (qua
NHTMCP Sài Gòn Hà Nội - SHB), Vạn Thịnh Phát (qua SCB), Him Lam Group (qua LienViet Post Bank),...Bên cạnh đó, một số tập đoàn nhà nước cũng có liên kết chặt chẽ với các ngân hàng vì mục đích lợi nhuận hơn là huy động vốn. Cụ thể Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) có cổ phần tại Oceanbank, Tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) tại SHB, EVN có vốn tại ABB, tập đoàn Cao su có cổ phần tại SHB, Viettel có cổ phần tại MBBank.