Trong chương này, tác giả phân tích sự hình thành, phát triển của các loại hình sở hữu chéo trong hệ thống NHTM Việt Nam dựa trên mối quan hệ hai chiều gắn với phạm vi nghiên cứu của luận văn. Bên cạnh những tác động tích cực, hiện trạng sở hữu chéo chằng chịt tác động đáng kể đến sự an toàn và lành mạnh của hệ thống NHTM nói riêng và nền kinh tế nói chung. Sự tác động này có những nguyên nhân sâu xa xuất phát từ kinh tế vĩ mô cũng như nguyên nhân vi mô xuất phát từ quản trị của doanh nghiệp. Sau đây là các nội dung chính.
2.1. Sự hình thành và phát triển của sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hàng thương mại Việt Nam
Sở hữu chéo xuất hiện ở Việt Nam vào đầu những năm 1990, khi chúng ta bắt đầu mở cửa sâu rộng nền kinh tế và có những NHTMCP đầu tiên. Tại thời điểm này, vốn của các NHTMCP còn rất nhỏ bé nên Chính phủ đã có chính sách khuyến khích các NHTM quốc doanh và doanh nghiệp nhà nước lớn tham gia để hỗ trợ quản lý và tạo ra mức độ an toàn vốn tối thiểu cho các NHTMCP, hạn chế những hoạt động vượt ra ngoài khuôn khổ pháp lý cũng như những yếu kém ban đầu từ phía các ngân hàng cổ phần mới được thành lập.
Cùng với sự phát triển của hoạt động kinh tế - tài chính, sự hứng khởi của TTCK giai đoạn 2005-2007 và các quy định về vốn pháp định của NHTM, các hình thức sở hữu chéo ngày càng phát triển đa dạng với vô số các mối liên hệ qua lại phức tạp. Đặc biệt, bên cạnh các NHTM lớn đã có rất nhiều tập đòan và tổng công ty nhà nước, tư nhân tham gia góp vốn vào các TCTD. Nhiều tổng công ty nhà nước được tổ chức thành tập và thực hiện chức năng kinh doanh đa ngành, trong đó có ngân hàng. Theo báo cáo của Bộ tài chính gửi đến các đại biểu quốc hội ngày 20/11/2011, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã đầu tư đến 10.128 tỷ đồng vào lĩnh vực ngân hàng.
Thêm vào đó, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (Luật TCTD 2010) quy định các NHTM phải thành lập hoặc mua lại các công ty con, công ty liên kết để thực hiện
các hoạt động kinh doanh ngân hàng đầu tư, cho thuê tài chính và bảo hiểm. Hàng loạt các công ty chứng khoán, công ty tài chính, công ty đầu tư tài chính, công ty quản lý quỹ… là công ty con hay công ty liên kết của các NHTM ra đời từ đây, và trở thành cầu nối để NHTM thực hiện các hoạt động đầu tư chéo.
Theo Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2012 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội công bố, sở