Chính sách nhận biết và quản lý nợ có vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long (Trang 26 - 49)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.2.2.6. Chính sách nhận biết và quản lý nợ có vấn đề

Nhận biết nợ có vấn đề và quản lý nợ có vấn đề là rất phức tạp, vấn đề đặt ra là làm thế nào để sớm nhận biết các khoản nợ có nguy cơ xảy ra rủi ro – nợ có vấn đề - và khi đã phát sinh nợ có vấn đề thì làm sao để quản lý và thu hồi. Quản trị tín dụng của NHTM phải giải quyết đƣợc vấn đề này.

Nợ có vấn đề là các khoản tín dụng cấp cho khách hàng không thu hồi đƣợc hoặc có dấu hiệu không thể thu hồi đƣợc theo đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng. Nợ có vấn đề hiểu theo nghĩa rộng không chỉ những khoản nợ đã quá hạn thanh toán, thanh toán không đúng kỳ hạn (nợ quá hạn thông thƣờng, nợ khó đòi, nợ chây ỳ, nợ khoanh, nợ tồn đọng), mà còn cả những khoản nợ trong hạn. Những khách hàng có dấu hiệu suy giảm về khả năng sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính có thể dẫn tới không có khả năng trả nợ đầy đủ cho ngân hàng. Quản lý nợ có vấn đề là quá trình phòng ngừa, kiểm tra, giám sát và các biện pháp xử lý đối với những khoản nợ có vấn đề nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro có thể xảy ra.

Quy trình quản lý nợ có vấn đề gồm các bƣớc: nhận biết các dấu hiệu và nguyên nhân của nợ có vấn đề; kiểm tra hồ sơ các khoản nợ có vấn đề; gặp gỡ, làm việc với khách hàng; lập kế hoạch hành động; thực hiện kế hoạch; quản lý, theo dõi việc thực hiện

kế hoạch. Ngoài việc xây dựng một chính sách chung về quản lý, xử lý đối với các nhóm, loại nợ có vấn đề, NHTM thƣờng có kế hoạch, phƣơng án chi tiết cho việc xử lý từng món nợ có vấn đề cụ thể.

Giám sát phát hiện kịp thời các khoản nợ có vấn đề và quản lý nợ có vấn đề có tác dụng to lớn trong quản trị tín dụng của NHTM.

1.2.2.7. Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro cũng là một nội dung cấu thành của quản trị tín dụng. Do việc phân loại nợ giúp ngân hàng đánh giá đúng tình hình, chất lƣợng của các khoản cho vay, từ đó có các biện pháp theo dõi đôn đốc đối với khách hàng thuộc từng nhóm nợ cụ thể cũng nhƣ tiến hành trích lập dự phòng để tạo nguồn xử lý rủi ro khi khách hàng không thanh toán đầy đủ nợ gốc, lãi nhƣ thỏa thuận.

Việc phân loại nợ căn cứ vào Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 do Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ban hành.

Phân loại nợ theo Điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN căn cứ vào cả yếu tố định lƣợng và định tính (các tiêu chí về quá khứ (lịch sử), hiện tại và tƣơng lai (triển vọng) của khách hàng). Thực hiện phân loại nợ theo cả yếu tố định tính và yếu tố định lƣợng, các NHTM dựa vào kết quả chấm điểm của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Nhìn chung, các tiêu thức để làm căn cứ xếp hạng khách hàng tín dụng nội bộ giữa các ngân hàng không có sự khác biệt nhau nhiều và thƣờng đƣợc phân thành 10 hạng theo thứ tự độ tin cậy của ngân hàng đối với khách hàng giảm dần là: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D. Theo thông lệ quốc tế, khách hàng đƣợc xếp vào các hạng AAA, AA, A đƣợc phân vào nợ nhóm 1; khách hàng xếp vào các hạng BBB, BB, BB đƣợc phân vào nợ nhóm 2; khách hàng xếp hạng CCC và CC đƣợc xếp vào nợ nhóm 3; khách hàng hạng C đƣợc xếp nợ nhóm 4; khách hàng hạng D đƣợc xếp vào nợ nhóm 5. Trong đó,

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ đƣợc đánh giá là có khả năng thanh toán cao, thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. Khách hàng có thu nhập ổn định trong quá khứ và có thể dự đoán trong tƣơng lai, sẵn có nguồn vốn thay thế. Có khả năng cạnh tranh trong ngành, ngành nghề kinh doanh ổn định và phát triển.

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ đƣợc đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhƣng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

Nhóm 3 (Nợ dƣới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ đƣợc Chi nhánh đánh giá không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này đƣợc đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ đƣợc đánh giá thƣờng xuyên không trả đƣợc nợ và có khả năng tổn thất cao.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ đƣợc đánh giá là không có khả năng thu hồi, mất vốn.

Việc trích lập dự phòng gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể cũng căn cứ vào hai quyết định nêu trên. Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, khoản dự phòng chung đƣợc lập nhằm duy trì mức dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản cho vay và tạm ứng cho khách hàng, các khoản bảo lãnh và cam kết ngoại trừ các khoản cho vay và tạm ứng cho khách hàng, các khoản bảo lãnh và cam kết đƣợc phân loại từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Dự phòng cụ thể đƣợc tính trên giá trị các khoản cho vay và tạm ứng cho khách hành trừ đi giá trị của tài sản đảm bảo cho từng khách hàng vay. Giá trị của tài sản đảm bảo là giá thị trƣờng đƣợc chiết khấu theo tỉ lệ quy định cho từng loại tài sản đản bảo nhƣ quy định trong Quyết định này.

Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ đƣợc tính nhƣ sau:

R = MAX {0, (A – C)} x r

Trong đó : R : Số tiền dự phòng cụ thể phải trích; A : Số dƣ nợ gốc của khoản nợ; C : Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm; r : tỉ lệ dự phòng cụ thể theo từng nhóm nợ (Nhóm 1: 0%, Nhóm 2: 5%, Nhóm 3: 20%, Nhóm 4: 50%, Nhóm 5: 100%)

 Tỉ lệ khấu trừ để xác định giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm (C) xác định trên cơ sở giá trị có thể thu hồi đƣợc từ việc phát mại tài sản bảo đảm sau khi trừ đi các chi phí phát mại tài sản bảo đảm dự kiến tại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể, nhƣng không đƣợc vƣợt quá tỉ lệ khấu trừ tối đa quy định sau đây:

Loại tài sản bảo đảm Tỉ lệ khấu trừ tối đa

Số dƣ trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá bằng Đồng

Việt Nam do TCTD phát hành; 100 %

Tín phiếu Kho bạc, vàng, số dƣ trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá bằng bằng ngoại tệ do TCTD phát hành;

95% Trái phiếu Chính phủ:

 Có thời hạn còn lại từ 1 năm trở xuống  Có thời hạn còn lại từ 1 năm đến 5 năm  Có thời hạn còn lại trên 5 năm

95% 85% 80% Chứng khoán, công cụ chuyển nhƣợng, giấy tờ có giá do các TCTD

khác phát hành đƣợc niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán.

70%

Chứng khoán, công cụ chuyển nhƣợng và giấy tờ có giá do doanh nghiệp phát hành đƣợc niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán.

65%

Chứng khoán, công cụ chuyển nhƣợng và giấy tờ có giá do các TCTD khác phát hành chƣa đƣợc niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán.

50%

Bất động sản 50%

Các loại tài sản bảo đảm khác 30%

1.2.2.8. Quản trị tín dụng đáp ứng các quy định và định hƣớng hoạt động của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc.

Đánh giá hoạt động quản trị thông qua các chỉ tiêu: hệ số an toàn vốn CAR, tỉ lệ vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung và dài hạn, tỉ lệ dƣ nợ phi sản xuất.

 Hệ số an toàn vốn CAR

Hệ số an toàn vốn CAR của các NHTM tối thiểu phải đạt 9% theo quy định tại Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Thống đốc NHNN và đƣợc sửa đổi tại Thông tƣ số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010 của NHNN.

Theo thông tƣ số 15/2009/TT-NHNN ngày 10/8/2009 Quy định về tỉ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với tổ chức tín dụng có quy định tỉ lệ này đối với ngân hàng thƣơng mại là 30%. Tỉ lệ này đƣợc tính theo công thức: [(A-B)/C] *100% , trong đó A là tổng dƣ nợ cho vay trung hạn, dài hạn, B là nguồn vốn trung hạn và dài hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn sau khi trừ các khoản phải trừ, C là tổng nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn. Cụ thể:

Nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn bao gồm:

+ Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn có thời hạn gửi còn lại đến 12 tháng của tổ chức (kể cả tổ chức tín dụng khác) và cá nhân.

+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn có thời hạn gửi còn lại đến 12 tháng của cá nhân.

+ Nguồn vốn huy động dƣới hình thức phát hành GTCG có thời hạn thanh toán còn lại đến 12 tháng.

+ Khoản vay của tổ chức tín dụng khác có thời hạn vay còn lại đến 12 tháng, trừ các khoản vay trên thị trƣờng liên ngân hàng.

Nguồn vốn trung hạn, dài hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung và dài hạn bao gồm: + Tiền gửi có kỳ hạn có thời hạn gửi còn lại trên 12 tháng của tổ chức ( kể cả tổ chức tín dụng khác), cá nhân.

+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn có thời hạn gửi còn lại trên 12 tháng của cá nhân.

+ Nguồn vốn huy động dƣới hình thức phát hành GTCG có thời hạn thanh toán còn lại trên 12 tháng.

+ Khoản vay của tổ chức tín dụng khác có thời hạn vay còn lại trên 12 tháng. + Vốn điều lệ và quỹ dự trữ còn lại sau khi trừ đi các khoản đầu tƣ mua tài sản cố định, góp vốn, mua cổ phần theo quy định.

+ Thặng dƣ vốn cổ phần.  Tỉ lệ dƣ nợ phi sản xuất

Tỉ lệ dƣ nợ phi sản xuất so với tổng dƣ nợ: NHNN ban hành chỉ thị 01/CT-NHNN “Về thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định

kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội” ngày 01/03/2011 của theo Nghị quyết 11/NQ- CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ, trong đó có nội dung quy định kiểm soát tốc độ tăng tín dụng trong năm dƣới 20%, đến 30/6/2011 tỉ trọng dƣ nợ lĩnh vực phi sản xuất tối đa là 22% và đến 31/12/2011 tỉ trọng này tối đa là 16%.

1.2.3. Phƣơng pháp đánh giá và chỉ tiêu đánh giá hoạt động quản trị tín dụng của ngân hàng thƣơng mại

1.2.3.1. Đánh giá hoạt động quản trị tín dụng đối với ngân hàng thƣơng mại.

Các mục tiêu chủ yếu của quản trị tín dụng NHTM là: mở rộng huy động vốn và đầu tƣ tín dụng; an toàn tín dụng, hạn chế rủi ro; tăng lợi nhuận.

Một là, đánh giá mục tiêu mở rộng huy động vốn và đầu tƣ tín dụng. Có nhiều chỉ tiêu đánh giá, dƣới đây là một số chỉ tiêu chủ yếu:

Chỉ tiêu 1: Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động.

 Quy mô nguồn vốn huy động tại một thời điểm là toàn bộ số dƣ các nguồn vốn mà NHTM tự huy động có đƣợc tại thời điểm đó. Nó bao gồm các khoản tiền gửi tiết kiệm có và không có kỳ hạn của cá nhân và các tổ chức, tiền gửi từ phát hành giấy tờ có giá. Khi đánh giá chỉ tiêu này, phải đánh giá tỉ trọng của nó so tổng nguồn vốn, tốc độ tăng so với năm trƣớc, so với đối thủ cạnh tranh.

 Tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động:

Tốc độ tăng nguồn VHĐ Số dƣ VHĐ cuối năm – Số dƣ VHĐ đầu năm

Số dƣ VHĐ đầu năm 100

Chỉ tiêu 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động

 Đánh giá tỉ trọng của tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi của cá nhân, tổ chức kinh tế so với tổng nguồn vốn để đánh giá tốc độ tăng trƣởng so với năm trƣớc, từ đó xem xét nguồn nào tạo nên tốc độ tăng hoặc giảm của nguồn vốn huy động. Đặc biệt, xem xét tỉ trọng và tốc độ tăng trƣởng của tiền gửi không kỳ hạn vì đây là nguồn huy động có chi phí thấp, gia tăng nguồn vốn này còn tạo điều kiện gia tăng nguồn thu dịch vụ cho ngân hàng.

Dư nợ tín dụng: là toàn bộ các khoản mà ngân hàng đầu tƣ cho khách hàng

là hộ gia đình, cá nhân, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và các ngành kinh tế khác. Khi đánh giá, phải đánh giá tỉ trọng của nó so với tổng tài sản, so với năm trƣớc.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng:

Tốc độ tăng dƣ nợ tín dụng Dƣ nợ cuối năm – Dƣ nợ đầu năm

Dƣ nợ đầu năm 100

Chỉ tiêu 4: Thị phần dư nợ tín dụng (DNTD).

Chỉ tiêu thị phần dƣ nợ tín dụng của một NHTM đƣợc xác định bằng tỉ lệ phần trăm dƣ nợ tín dụng của ngân hàng đó trong tổng dƣ nợ tín dụng đầu tƣ.

Thị phần dƣ nợ tín dụng DNTD của ngân hàng cần đánh giá Tổng dƣ nợ tín dụng

Chỉ tiêu 5: Cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế.

 Đánh giá tỉ trọng của dƣ nợ doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp SME, cá nhân so với tổng dƣ nợ qua thời gian và so sánh với các ngân hàng khác. Chỉ tiêu này phản ánh chính sách khách hàng của ngân hàng, cho thấy nhóm đối tƣợng nào đang đƣợc ngân hàng tập trung phát triển dƣ nợ.

Hai là, đánh giá chất lƣợng tín dụng

Chỉ tiêu 1: Tỉ lệ nợ quá hạn, nợ xấu

ỉ lệ nợ quá hạn Dƣ nợ quá hạn cuối k

Tổng dƣ nợ cuối k

Một NHTM có tỉ lệ NQH cao so với mức bình quân chung của các TCTD khác, điều này đồng nghĩa với quản trị tín dụng của NHTM đó có vấn đề.

Tuy nhiên, xu thế mới trong đánh giá chất lƣợng hoạt động tín dụng những năm gần đây là xem xét các khoản nợ xấu. Đây là xu hƣớng đúng, vì nợ xấu phản ánh chính xác hơn các khoản nợ có vấn đề của các NHTM đầu tƣ cho nền kinh tế. Nợ xấu là nợ thuộc nhóm 3, 4, 5.

Tỉ lệ nợ ấu Tổng số nợ ấu

Tổng dƣ nợ cuối k

Chỉ tiêu 1: Thu nhập lãi thuần

Thu nhập lãi thuần Thu nhập từ lãi – chi phí về tiền lãi

Trong đó:

 Thu nhập tiền lãi: thu lãi cho vay và thu lãi tiền gửi, thu nhập khác từ hoạt động tín dụng.

 Chi phí về tiền lãi bao gồm: chi trả lãi suất tiền gửi, trả lãi tiền vay.

Chỉ tiêu 2: Tỉ trọng thu nhập lãi thuần

ỉ trọng thu nhập lãi thuần Tổng thu nhập lãi thuần

Tổng thu nhập ròng

Chỉ tiêu này đánh giá thu nhập từ lãi sau khi trừ đi chi phí trả lãi so với tổng thu nhập của ngân hàng, qua đó đánh giá đƣợc đóng góp của tín dụng vào tổng thu nhập của ngân hàng.

Chỉ tiêu 3: Chênh lệch giữa lãi suất đầu ra, đầu vào lĩnh vực tín dụng

Chênh lệch lãi suất TD Lãi suất đầu ra bình quân – LS đầu vào BQ

Chỉ tiêu chênh lệch lãi suất bình quân phản ánh mức độ đạt đƣợc chênh lệch lãi suất trong thực tế, đƣợc tính toán dựa theo số lãi tiền vay thực thu và lãi tiền gởi, tiền vay thực trả cho nguồn vốn; phản ánh khả năng tạo ra khoảng chênh lệch thu nhập để chi phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long (Trang 26 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)