Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long (Trang 74 - 76)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Một là, môi trƣờng kinh tế vĩ mô xảy ra nhiều biến động mạnh, diễn biến phức tạp, nền kinh tế lúc ở trạng thái lạm phát tăng cao, lúc lại đối mặt với nguy cơ suy thoái. Thị trƣờng chứng khoán sụt giảm, bất động sản đóng băng, việc kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho lớn, khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp kém, nợ quá hạn của toàn hệ thống ngân hàng tăng cao. Chính phủ và NHNN đã liên tục ban hành nhiều nghị quyết, thông tƣ, chỉ thị nhằm điều tiết nền kinh tế vĩ mô làm cho hoạt động của các ngân hàng và doanh nghiệp vay vốn gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hƣởng đến công tác huy động vốn và cho vay.

Hai là, môi trƣờng pháp lý chƣa ổn định và đồng bộ làm cho việc tìm kiếm một khách hàng hội đủ các tiêu chuẩn để cấp tín dụng trở nên khó khăn, ảnh hƣởng đến việc tăng trƣởng tín dụng, mở rộng thị phần của ngân hàng: việc cấp phép thành lập doanh nghiệp chƣa đƣợc kiểm soát chặt chẽ dẫn đến tình trạng một số lƣợng lớn doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả khi nền kinh tế diễn biến không thuận lợi; Công tác kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp chƣa bắt buộc nên đa số báo cáo tài chính của doanh nghiệp không đƣợc kiểm toán dẫn đến độ tin cậy của báo cáo tài chính và mức độ phản ánh trung thực tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp chƣa cao; quan điểm của các cơ quan chức năng về thế chấp tài sản của bên thứ ba để vay vốn ngân hàng không thống nhất; Sự phối hợp của các cơ quan trong xử lý tài sản đảm bảo chƣa đồng bộ, thiếu chặt chẽ, làm mất nhiều thời gian và phát sinh nhiều chi phí.

Ba là, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các NHTM về huy động vốn, cho vay, cung cấp dịch vụ. Bên cạnh đó còn có sự cạnh tranh từ các tổ chức tài chính phi ngân hàng nhƣ quỹ hỗ trợ phát triển, công ty bảo hiểm, tiết kiệm bƣu điện, công ty chứng khoán, công ty tài chính, quỹ đầu tƣ trong việc huy động các nguồn vốn trong xã hội. Xu thế hội nhập dẫn đến cạnh tranh với các ngân hàng nƣớc ngoài, các ngân hàng này với kinh nghiệm và thƣơng hiệu hoạt động lâu năm có khả năng gia tăng đáng kể thị phần nhờ khả năng quản lý và cung cấp các sản phẩm, tiện ích đa dạng cho khách hàng. Do đó việc gia tăng thị phần của MHB gặp nhiều khó khăn.

Bốn là, năng lực quản trị điều hành của doanh nghiệp còn hạn chế và sự thiếu minh bạch trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp làm ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng quản lý và sử dụng vốn vay ngân hàng. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung bao gồm

cả doanh nghiệp SME thƣờng chƣa có thói quen công khai hóa các thông tin tài chính một cách chính xác cho các NHTM hoặc qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Do đó việc thu thập thông tin để đánh giá khách hàng vay vốn thƣờng thiếu chính xác và không kịp thời.

Năm là, nguồn thông tin sử dụng cho phân tích tín dụng chủ yếu là thông tin do khách hàng cung cấp, thông tin trên internet và các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ báo chí, truyền hình… Các thông tin này đôi khi chƣa phản ánh đƣợc đầy đủ, trung thực tình hình của khách hàng, đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải biết nắm bắt và sàn lọc đƣợc những thông tin tốt nhất phục vụ cho việc thẩm định của mình.

Sáu là, hiện tại ở Việt Nam nguồn thông tin thống kê còn hạn chế nhƣ các chỉ tiêu trung bình ngành, thông tin về tỉ lệ phá sản trung bình hằng năm, tỉ lệ nợ xấu của từng ngành tại từng thời điểm để các ngân hàng có cái nhìn bao quát, toàn diện về rủi ro, lợi nhuận của từng ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)