Đối với hoạt động quản trị tín dụn gở Ngân hàng TMCP Phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long (Trang 81 - 82)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.1.2. Đối với hoạt động quản trị tín dụn gở Ngân hàng TMCP Phát triển

triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

Định hƣớng hoạt động

Để đạt đƣợc mục tiêu chung của toàn hệ thống ngân hàng MHB thì sự đóng góp của hoạt động tín dụng là rất quan trọng. Do đó, Hội đồng Quản trị cũng đã đề ra định hƣớng cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng MHB nhƣ sau: hoạt động kinh doanh hƣớng đến việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ trọn gói cho khách hàng, tập trung chủ yếu cấp tín dụng cho các đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân và hộ gia đình, đặc biệt là cho vay lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, kinh doanh xuất nhập khẩu (lƣơng thực, chế biến thủy hải sản, phân bón, cao su…) và lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nông thôn, trọng điểm, đặc biệt là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và tài trợ vốn cho các ngành nghề phục vụ an sinh xã hội.

Mục tiêu chiến lƣợc

Tập trung đầu tƣ tín dụng cho đối tƣợng khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong những ngành nghề thế mạnh của từng địa phƣơng theo nguyên tắc cung cấp trọn gói sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.

Xây dựng các tiêu chí giám sát đánh giá tuân thủ trong hoạt động tín dụng và tiếp tục hoàn thiện, bổ sung để hệ thống ngày càng hoàn chỉnh hơn, phù hợp với thực tế góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng toàn hệ thống.

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu phát triển tín dụng cho giai đoạn 5 năm đƣợc MHB xây dựng với tốc độ tăng trƣởng sẽ giao động ở mức 17 -20%/năm và phụ thuộc vào tăng trƣởng huy động vốn hàng năm và chính sách của NHNN. Trong đó nâng tỉ trọng dƣ nợ cho vay SME lên mức từ 40% - 50% và tăng trƣởng số lƣợng khách hàng SME mới ở mức 20% /năm, còn các khách hàng cá nhân, dƣ nợ sẽ đƣợc duy trì ở mức 50% hoặc 60% trong đó mục tiêu chủ yếu là đáp ứng các nhu cầu vốn cho cá nhân, hộ gia đình vay để sản xuất kinh doanh và vay phục vụ các mục đích phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời tăng trƣởng tín dụng an toàn, bền vững, nâng cao chất lƣợng tín dụng toàn hệ thống, đảm bảo tỉ lệ nợ xấu dƣới 3%. Chú trọng đến yếu tố con ngƣời, thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, lãnh đạo phòng kinh doanh, quản lý rủi ro để nâng cao kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn và pháp lý.

Tuy là một ngân hàng thƣơng mại quốc doanh nhƣng MHB xác định hƣớng tới nhóm khách hàng cá nhân và SME, khác hẳn các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh khác. Định hƣớng này khá xuyên suốt và ổn định trong quá trình phát triển của MHB, phù hợp với một số đặc thù của MHB so với các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh khác: quy mô vốn điều lệ nhỏ, quy mô huy động và tổng tài sản nhỏ.

Đối với mảng khách hàng SME, đây cũng là phân khúc thị trƣờng có tiềm năng với tốc độ tăng trƣởng cao. Theo thống kê chƣa đầy đủ, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 450.000 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 96% số lƣợng doanh nghiệp và đóng góp gần 40% GDP cả nƣớc. Kết quả điều tra gần đây của Cục phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ) cho thấy, chỉ có 32,38% SME có khả năng tiếp cận đƣợc nguồn vốn của ngân hàng, 35,25% khó tiếp cận,còn lại không tiếp cận đƣợc. Do đó vấn đề là MHB làm thế nào để doanh nghiệp và ngân hàng gặp đƣợc nhau để mang đến lợi ích cho cả đôi bên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)