Chính sách nhận biết và quản trị nợ có vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long (Trang 63 - 66)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.2.6. Chính sách nhận biết và quản trị nợ có vấn đề

Nợ có vấn đề phát sinh trong quá trình cho vay là tất yếu. Tác hại của nợ có vấn đề rất lớn: làm ứ đọng vốn, giảm vòng quay vốn từ đó ảnh ảnh hƣởng đến khả năng tạo tiền của ngân hàng; gia tăng chi phí trích dự phòng ảnh hƣởng đến lợi nhuận. Do đó, làm thế nào để phát hiện sớm và có biện pháp xử lý thích hợp đối với các khoản nợ có vấn đề cũng là một nội dung của quản trị tín dụng.

Quản lý nợ có vấn đề là quá trình phòng ngừa, kiểm tra, giám sát và có các biện pháp xử lý đối với những khoản nợ có vấn đề nhằm giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.

Thực trạng nợ ấu, nợ quá hạn tại MHB:

BIỂU ĐỒ 2.2 Tỉ lệ nợ xấu, nợ quá hạn tại MHB giai đoạn 2010-2014

(Nguồn: tổng hợp, báo cáo thường niên 2011, 2012, 2013 và báo cáo bán niên 2014 MHB)

Qua biểu đồ cho thấy, tỉ lệ nợ xấu so với tổng dƣ nợ của MHB không ổn định trong giai đoạn 2010-2014. Có thể chia nhỏ làm hai thời kì nhƣ sau, giai đoạn 2010-2012 và giai đoạn 2012-2014. Giai đoạn đầu, cả hai tỉ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tăng đều qua các năm, lần lƣợt từ 2,96% và 1,94% lên 3,97% và 2,63%. Điều này cũng phản ánh đúng thực trạng chung của nền kinh tế cũng nhƣ của ngành ngân hàng nói riêng trong giai đoạn khó khăn đó. Thật vậy, từ năm 2010 trở đi trong thời gian phân tích, do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế ảnh hƣởng đến tốc độ tăng trƣởng tín dụng của MHB, đồng thời việc kinh doanh của khách hàng gặp nhiều khó khăn, làm cho việc trả nợ chậm so với kế hoạch đã định làm phát sinh thêm nhiều khoản nợ quá hạn, nợ xấu. Tuy nhiên, tỉ lệ nợ quá hạn vẫn còn duy trì ở mức dƣới 4% và tỉ lệ nợ xấu còn ở dƣới mức 3%, cho thấy nỗ lực và các biện pháp quản lý đúng đắn mà MHB đã áp dụng để duy trì tỉ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trong mức cho phép. Nhƣng bƣớc sang giai đoạn sau, cả hai tỉ lệ trên đều trên đà giảm dần, xuống còn 3,02% và 2,15% vào năm 2014, thành quả này cũng là nhờ những chính sách vĩ mô nói chung của NHNN trong việc kiểm soát hoạt động tín dụng cũng nhƣ chính sách quản lí nợ của ngân hàng MHB nói riêng đã có những bƣớc đi hiệu quả, nhất

2.96% 3.79% 3.97% 3.21% 3.02% 1.94% 2.32% 2.99% 2.66% 2.72% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% 4.00% 4.50% 2010 2011 2012 2013 2014 Tỉ lệ nợ quá hạn Tỉ lệ nợ xấu

là những sự thành lập của Công ty quản lý Tài sản VAMC đã giúp các ngân hàng bán đƣợc những khoản nợ xấu tồn đọng của giai đoạn trƣớc.

Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ của MHB đƣợc áp dụng từ năm 2009 đã hỗ trợ đắc lực cho các quyết định tín dụng. Việc tuân thủ nghiêm chỉnh hƣớng dẫn về chấm điểm tín dụng ngay từ lúc ban đầu tiếp xúc khách hàng, các quyết định tín dụng căn cứ vào kết quả chấm điểm tín dụng đã góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng, hạn chế gia tăng tỉ lệ nợ có vấn đề mặc dù giai đoạn phân tích là giai đoạn khó khăn chung của toàn nền kinh tế, tỉ lệ nợ xấu của các ngân hàng khác tăng cao.

Phân cấp ủy quyền tín dụng cho các chi nhánh và phòng giao dịch giảm dần, bên cạnh đó MHB còn tách bạch ủy quyền phán quyết tín dụng với ủy phê duyệt tín dụng trên hệ thống Intellect giúp cho khoản vay đƣợc kiểm soát chặt chẽ ngay từ đầu, điều này đã giúp MHB kiểm soát tín dụng và góp phần hạn chế phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn.

Việc chuyển nợ quá hạn đƣợc thực hiện tự động thông qua hệ thống Intellect giúp cho số liệu nợ quá hạn đƣợc phản ánh kịp thời, từ đó đánh giá chính xác tình trạng thanh toán nợ của các khoản vay, phát hiện sớm các khoản vay có dấu hiệu chậm thanh toán để có các biện pháp hỗ trợ, xử lý kịp thời.

Việc quản trị tín dụng để phát hiện sớm và xử lý các khoản nợ có vấn đề tại MHB luôn đƣợc chú trọng. Các bƣớc kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay đƣợc quy định cụ thể, chặt chẽ trong quy trình tín dụng. Trách nhiệm của từng cán bộ, phòng ban trong quá trình thực hiện kiểm tra cũng đƣợc quy định rõ ràng. Phòng Kinh doanh và Phòng hỗ trợ kinh doanh phối hợp để theo dõi các khoản vay thông qua việc kiểm tra thực tế tình hình kinh doanh, tình hình sử dụng vốn vay, tình trạng tài sản đảm bảo đƣợc tiến hành sau khi giải ngân trong vòng 1 tháng và sau đó theo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất; hàng tháng CBKD tiến hành chấm điểm lại khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá chính xác chất lƣợng khoản vay làm căn cứ cho việc phân loại nợ và trích lập dự phòng; đồng thời thƣờng xuyên theo dõi tình hình thanh toán nợ gốc và lãi của khách hàng trên hệ thống. Kết hợp các bƣớc trên để phát hiện sớm các dấu hiệu khả nghi, tiến hành phân tích các dấu hiệu để chủ động có các biện pháp xử lý thích hợp. Trong trƣờng hợp đã phát sinh nợ có vấn đề, MHB linh hoạt thực hiện các biện pháp khác nhau để xử lý: tùy thuộc vào tình hình cụ thể của từng món vay để cho vay bổ sung, thu hồi nợ trƣớc

hạn, nhờ sự can thiệp của chính quyền và các cơ quan đoàn thể để thu hồi nợ, hoặc khởi kiện ra tòa,…. Nhờ kiên quyết thực hiện các biện pháp nêu trên mà tỉ lệ nợ quá hạn của MHB đƣợc duy trì ở mức dƣới 4% tổng dƣ nợ và tỉ lệ nợ xấu dƣới mức 3% tổng dƣ nợ thấp hơn tỉ lệ nợ xấu của trung bình toàn hệ thống ngân hàng hiện nay là 3,39%. Tuy nhiên, tỉ lệ nợ xấu tại MHB có xu hƣớng tăng qua khoảng thời gian phân tích một phần do ảnh hƣởng chung của nền kinh tế đang trong gian đoạn khủng hoảng. Do đó, trong thời gian tới MHB nghiên cứu và áp dụng các giải pháp nhằm sớm nhận biết và quản trị các khoản nợ có vấn đề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)