Quản trị mạng lƣới và phân cấp ủy quyền pháp quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long (Trang 58 - 60)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.2.4. Quản trị mạng lƣới và phân cấp ủy quyền pháp quyết

Xác định việc mở rộng mạng lƣới và các kênh phân phối có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao lợi thế cạnh tranh, đồng thời tạo điều kiện cho khách hàng có thể tiếp cận đƣợc các sản phẩm dịch vụ tài chính của ngân hàng. Hệ thống mạng lƣới vừa làm nhiệm vụ huy động vốn vừa làm nhiệm vụ cho vay, cung ứng dịch vụ ngân hàng. Mạng lƣới rộng cho phép ngân hàng huy động vốn, cho vay và cung cấp dịch vụ hiệu quả, phát triển khách hàng tiền gửi và vay vốn tại chỗ, nắm sát tình hình kinh doanh của khách hàng để chăm sóc, huy động vốn hoặc thẩm định, kiểm tra sau cho vay hiệu quả. Tuy nhiên việc phát triển mạng lƣới phải cân nhắc giữa lợi ích mang lại và chi phí đầu tƣ hạ tầng cũng nhƣ việc giám sát, quản lý của Hội sở đối với hoạt động kinh doanh của chi nhánh, phòng giao dịch.

Mặc dù ra đời sau nhƣng MHB là một trong những ngân hàng có tốc độ phát triển mạng lƣới rất nhanh, nằm trong top 7 ngân hàng có mạng lưới rộng nhất tại Việt Nam. Đến cuối năm 2014, mạng lƣới hoạt động của MHB đã trải dài từ Lào Cai đến Phú Quốc với tổng số 240 điểm giao dịch bao gồm cả chi nhánh và các phòng giao dịch.

Gắn liền với việc phát triển mạng lƣới là việc quản lý chi nhánh, phòng giao dịch thông qua ủy quyền phán quyết. Tại MHB việc ủy quyền bao gồm ủy quyền phê duyệt cấp tín dụng đối với khách hàng và ủy quyền phê duyệt tín dụng trên hệ thống Intellect.

Quyết định cấp tín dụng đối với khách hàng dựa vào ý kiến của các thành viên trong Ủy ban tín dụng tham dự họp hoặc đƣợc lấy ý kiến và quyết định cuối cùng của chủ tịch Ủy ban tín dụng. Ủy ban tín dụng các cấp do: Giám đốc, Phó Giám đốc, Trƣởng phòng kinh doanh, Giám đốc Phòng Giao dịch, Phó Giám đốc Phòng Giao dịch làm chủ tịch đƣợc Tổng Giám đốc phân cấp ủy quyền phê duyệt tín dụng tùy thuộc vào đối tƣợng khách hàng (tổ chức, doanh nghiệp tƣ nhân, cá nhân, hộ gia đình), tài sản đảm bảo của khoản vay (có hay không có tài sản đảm bảo), nghiệp vụ (cho vay, cấp bảo lãnh hay chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá do MHB phát hành hay các GTCG khác).

Mức phân cấp ủy quyền cho từng chi nhánh đƣợc xác định căn cứ vào tình hình đặc điểm của từng chi nhánh, tình hình kinh tế, cơ cấu đầu tƣ ngành, lĩnh vực đầu tƣ của địa bàn tỉnh/ thành phố, chất lƣợng tín dụng, mức độ tuân thủ ủy quyền, tuân thủ quy định của pháp luật và tuân thủ quy trình tín dụng của MHB.

MHB đang hƣớng đến mô hình tập trung quản lý tín dụng về Hội sở chính do đó phân cấp ủy quyền phê duyệt tín dụng cấp cho các chi nhánh giảm dần trong khoảng thời gian từ 2008 đến nay. Các phòng kinh doanh tại hội sở gồm Phòng DNL & ĐCTC và Phòng SME& Bán lẻ ngoài việc quản lý tín dụng, hƣớng dẫn, giám sát việc cấp tín dụng của chi nhánh còn thực hiện thẩm định trực tiếp đối với hồ sơ vay vốn của khách hàng có mức vay từ 10 tỉ đồng trở lên, rồi giao chi nhánh thực hiện giải ngân, theo dõi, quản lý khoản vay.

Trƣờng hợp Giám đốc Chi nhánh làm chủ tịch UBTD đƣợc quyết định cấp tín dụng có tài sản đảm bảo:

 Năm 2009, đối với:

 Khách hàng là tổ chức hoặc DNTN: từ 2 - 20 tỉ đồng tùy từng chi nhánh.

 Cá nhân: từ 2 – 7 tỉ đồng tùy từng chi nhánh.  Năm 2010, đối với:

 Khách hàng là tổ chức hoặc DNTN: từ 5 - 15 tỉ đồng tùy từng chi nhánh.

 Cá nhân: từ 3 – 7 tỉ đồng tùy từng chi nhánh.  Năm 2011 đến nay, đối với:

 Khách hàng là tổ chức hoặc DNTN: từ 3 - 10 tỷ đồng tùy từng chi nhánh.

UBTD do Trƣởng phòng Kinh doanh làm chủ tịch đƣợc phê duyệt các khoản tín dụng tiêu dùng có tài sản đảm bảo với mức vay từ 200 triệu đồng trở xuống.

Việc phân cấp ủy quyền phê duyệt trên hệ thống Intellect sau khi khoản vay đã đƣợc phê duyệt cấp tín dụng cũng đƣợc Tổng Giám đốc MHB giao cho các nhóm quyền tƣơng ứng với từng vị trí công tác khác nhau tại chi nhánh và Hội sở. Điều này giúp cho việc quản lý tín dụng thông qua việc kiểm soát các chứng từ giải ngân và việc khách hàng đáp ứng các điều kiện trƣớc giải ngân theo nhƣ thông báo phê duyệt tín dụng đƣợc chặt chẽ.

Ngoài ra, đối với tất cả khách hàng doanh nghiệp đặt quan hệ tín dụng lần đầu (kể cả trong mức chi nhánh đƣợc ủy quyền phán quyết), Chi nhánh bắt buộc phải hỏi chủ trƣơng tiếp cận về ngành nghề cho vay, doanh nghiệp vay vốn và thông tin phòng ngừa rủi ro từ Hội sở và phải đƣợc đồng ý bằng văn bản trƣớc khi tiến hành cấp tín dụng.

Qua phân tích trên cho thấy, tốc độ phát triển mạng lƣới nhanh là tiền đề để đáp ứng mục tiêu tăng trƣởng tín dụng và huy động vốn. Mức ủy quyền phán quyết cấp tín dụng đƣợc Hội sở cấp cho các chi nhánh có xu hƣớng giảm cho thấy việc quản trị tín dụng tại MHB đang hƣớng đến việc tăng trƣởng bền vững, gắn phát triển thị phần với kiểm soát tín dụng đảm bảo hoạt động an toàn, hạn chế rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà đồng bằng sông cửu long (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)