✓ Đối với ngân hàng
Thứ nhất, Phát triển dịch vụ phi tín dụng giúp cho ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng, mở rộng thị trường và nâng cao vị thế cạnh tranh của mình. Gia tăng số lượng khách hàng giao dịch là mục tiêu của bất cứ ngân hàng nào, bởi vì khách hàng là nhân tố quyết định thành công của mỗi ngân hàng. Từ đó, giúp ngân hàng có thể tăng cường bán chéo sản phẩm dịch vụ và gia tăng thu nhập cho ngân hàng.
Thứ hai, Phát triển dịch vụ phi tín dụng góp phần đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.Không giống như hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng, phải sử dụng nguồn vốn từ huy động các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế và trả lãi suất. Ngân hàng trang bị một cơ sở vật chất ban đầu và đội ngũ nhân sự nhưng có thể sử du ̣ng nhiều loa ̣i sản phẩm phi tín du ̣ng đan chéo và lâu dài nên chi phí cho một sản phẩm dịch vu ̣ thấp. Phần phí di ̣ch vu ̣ thu được cao so với khoản chi phí bỏ ra.
Thứ ba, Phát triển dịch vụ phi tín dụng giúp ngân hàng phân tán rủi ro. Đặc trưng của hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn chứa đựng rủi ro. Nếu các NHTM tập trung phát triển dịch vụ phi tín dụng sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng phân tán rủi ro, tạo nguồn thu nhập ổn định cho ngân hàng. Các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới đều phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng theo xư hướng tăng cường mở rộng và phát triển mảng dịch vụ phi tín dụng. Phát triển dịch vụ phi tín dụng giúp cho ngân hàng hạn chế rủi ro vì hoạt động này rủi ro thấp.Nền kinh tế cần phát triển thì nhu cầu về các di ̣ch vu ̣ ngân hàng hiện đa ̣i càng cao. Do đó, các ngân hàng quan tâm phát triển dịch vu ̣ phi tín du ̣ng là phù hợp với xu thế phát triển ngành ngân hàng.
Thứ tư, Phát triển dịch vụ phi tín dụng giúp ngân hàng mở rộng quy mô và mạng lưới, gia tăng vị thế thương hiệu của ngân hàng trên thị trường. Các sản phẩm dịch vu ̣ phi tín du ̣ng tương đối mới đối với nhiều đối tượng khách hàng đặc biệt là các sản phẩm di ̣ch vu ̣ phi tín du ̣ng hiện đa ̣i nên các ngân hàng cần ta ̣o tên tuổi, uy tín tạo dấu ấn trong lòng khách hàng để khách hàng cảm thấy an tâm và đáng tin cậy. Thương hiệu phải đi cùng với chất lượng di ̣ch vu ̣ nên các ngân hàng cần phải khảo sát để nắm bắt ki ̣p thời nhu cầu thi ̣ trường, đưa thương hiệu đến với khách hàng, đảm bảo sự gần gũi giữa thương hiệu và khách hàng.
✓ Đối với nền kinh tế
Thứ nhất, Phát triển dịch vụ phi tín dụng góp phần đáp ứ ng nhu cầu về các dịch vu ̣ ngân hàng đang ngày một tăng cao của nền kinh tế. Trong điều kiện nền kinh tế mở, tự do hoá tài chính và tự do hoá thương ma ̣i ngày càng cao, nhu cầu về các dịch vu ̣ tài chính (trong đó di ̣ch vu ̣ ngân hàng chiếm vi ̣ trí chủ yếu) ngày càng cao và có thể vượt xa hơn các khả năng cung ứng của các đi ̣nh chế tài chính của Việt Nam. Điều này trở thành một cơ hội quý báu cho các tổ chức tài chính quốc tế thâm nhập và chiếm lĩnh thi ̣ trường nội đi ̣a, khi các rào cản ngày càng được tháo dỡ theo những cam kết hội nhập. Thực tế cho thấy nhu cầu về các di ̣ch vu ̣ ngân hàng ngày một tăng nhanh đặc biệt là khu vực thành thi ̣.
Thứ hai, Phát triển dịch vụ phi tín dụng đòi hỏi các ngân hàng phải hiện đại hóa hoạt động kinh doanh của mình từ đó góp phần đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển nền kinh tế hiện đa ̣i. Việc phát triển các di ̣ch vu ̣ phi tín du ̣ng là cần thiết vì giúp các ngân hàng tăng hiệu quả kinh doanh, giảm thiểu rủi ro trên cơ sở đa da ̣ng hoá lĩnh vực kinh doanh, đa da ̣ng hoá danh mu ̣c đầu tư. Vì thế, tiếp cận thi ̣ trường dịch vu ̣ ngân hàng hiện đa ̣i đang là biện pháp hữu hiệu để thực hiện tái cơ cấu hoa ̣t động ngân hàng, giảm rủi ro kinh doanh và giảm tình tra ̣ng nợ xấu, góp phần làm trong sạch bảng cân đối tài sản của các ngân hàng Việt Nam.
Hoạt động kinh doanh hiện nay của các ngân hàng không chỉ đã và đang diễn ra sự ca ̣nh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng trong nước với nhau hay sự ca ̣nh tranh giữa ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước ngoài mà còn gặp phải sự ca ̣nh tranh gay gắt từ các tổ chức kinh doanh khác như các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu
tư, các công ty tài chính... Do đó, ngân hàng nào quan tâm đến việc phát triển di ̣ch vụ thoả mãn nhu cầu của khách hàng thì ngân hàng đó có nhiều lợi thế trong ca ̣nh tranh và chiếm lĩnh được thi ̣ phần.
Thứ ba, Phát triển dịch vụ phi tín dụng tạo điều kiện cho các ngành dịch vụ khác phát triển. Do đặc thù hoạt động kinh doanh của ngân hàng có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế. Ví dụ, dịch vụ thanh toán phát triển đòi hỏi lĩnh vực công nghệ thông tin cũng phải phát triển theo.
1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại