Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 43 - 48)

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014-2017

Đvt: Triệu đồng, USD

STT CHỈ TIÊU 2014 2015 2016 2017 I Tổng nguồn vốn 3,478,036 4,180,909 4,941,080 5,908,930

1 Nội tệ 3,412,352 4,114,142 4,863,960 5,865,352

2 Ngoại tệ quy đổi 65,684 66,767 77,120 43,578

quy USD 3,092 3,050 3,480 1,943

* Huy động từ dân cư 3,096,587 3,682,461 4,435,793 5,444,995

Tỷ lệ tiền gửi dân cư 89% 88% 90% 92%

II Tổng dư nợ 3,717,021 4,518,743 5,220,502 6,183,727

1 Ngắn hạn 2,870,274 3,328,248 3,640,199 4,214,332 2 Trung, dài hạn 846,747 1,190,495 1,580,303 1,969,395 * Dư nợ cho vay NoNT 3,228,840 3,800,239 3,867,081 5,569,397

* Nợ xấu 24,710 53,796 47,556 55,132 III Doanh số mua bán ngoại tệ 201,890,690 173,631,022 227,391,079 279,682,827 1 Doanh số mua 101,001,772 86,899,729 113,854,571 139,823,841 2 Doanh số bán 100,888,918 86,731,293 113,536,508 139,858,986

IV Thanh toán quốc tế 79,564,070 60,214,354 92,119,749 124,406,808

1 Hàng xuất 77,335,732 59,254,160 91,625,181 121,934,899

2 Hàng nhập 2,228,338 960,194 494,568 2,471,909

V Chi trả kiều hối 14,105,383 13,933,296 14,909,486 14,669,187 VI Phát hành thẻ ATM 70,666 82,791 98,254 115,416 VII Thu dịch vụ 15,421 16,367 22,359 29,287 VIII Quỹ thu nhập 149,178 156,598 155,820 173,432

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Bạc Liêu giai đoạn 2014 – 2017

Giai đoạn 2014 - 2017, ngành ngân hàng đã triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả chính sách và các giải pháp quản lý tiền tệ, tín dụng. Tập trung chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh như: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vốn vay; giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay đúng mục đích; tích cực thu hồi nợ vay đến hạn, quá hạn, xử lý kiên quyết những khoản nợ kéo dài để giảm tỷ lệ nợ xấu… Cùng với những chuyển biến khả quan của cả hệ thống, Agribank – Chi nhánh Bạc Liêu đã đạt được những kết quả khả quan trong hoạt động kinh doanh của mình, cụ thể:

Huy động vốn

Cơ cấu huy động vốn tiếp tục tăng trưởng và dịch chuyển theo hướng ổn định, tăng tỷ trọng huy động vốn từ dân cư, năm 2017 chiếm 92%/tổng nguồn vốn huy động. Tăng tiền gửi có kỳ hạn phù hợp với tăng trưởng dư nợ trung dài hạn. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân của chi nhánh trong giai đoạn này đạt 19%, đáp ứng đủ, kịp thời và phù hợp nhu cầu hoạt động kinh doanh. Lãi suất huy động bình quân của Agribank – chi nhánh Bạc Liêu là 4,88%/năm tăng 0.19%/năm so với năm 2016. Nhìn chung mặt bằng lãi suất huy động vốn của Agribank – chi nhánh Bạc Liêu khá thấp so với bình quân trên thị trường và các NHTM lớn khác từ 0,3 – 0.8%/năm.

Để đạt được kết quả huy động vốn như trên, chi nhánh đã triển khai thực hiện các giải pháp: Tăng cường công tác khoán trong kinh doanh nói chung và giao chỉ tiêu huy động vốn đến nhóm và từng người lao động; quản lý chặt chẽ số dư huy động tối thiểu mà mỗi CBVC phải thực hiện đạt, gắn với việc quyết toán tiền lương, tiền thưởng nhằm tạo động lực thúc đẩy, khuyến khích tập thể và từng CBVC tìm mọi biện pháp phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; chủ động đẩy mạnh huy động vốn đạt hiệu quả bằng hình thức dự thưởng của Agribank. Bên cạnh đó, chi nhánh tiếp tục triển khai đa dạng hóa các hình thức huy động vốn phù hợp với nhu cầu khách hàng, đảm bảo cạnh tranh và thu hút được khách hàng. Nhạy bén, linh hoạt trong điều hành lãi suất phù hợp thực tiễn từng địa bàn, tạo sự chủ động cho các chi nhánh trong kinh doanh; Ngoài ra, chi nhánh cũng đã làm tốt công tác quảng bá thương hiệu, chăm sóc khách hàng, duy trì khách hàng cũ, phát triển khách hàng mới. Không ngừng giáo dục đạo đức, tác phong của đội ngũ cán bộ trong phục vụ khách hàng; hoạt động Marketing, chăm sóc khách hàng bài bản hơn nên tạo được mối quan hệ thân thiết, gần gũi đối với khách hàng, đặc biệt là khách hàng lớn, khách hàng có uy tín, có tầm ảnh hưởng trong cộng đồng.

Tuy nhiên, hoạt động huy động vốn của chi nhánh vẫn còn một số tồn tại: Quy mô tăng trưởng không đồng đều, cơ cấu kỳ hạn, lãi suất chưa hợp lý (tiền gửi có kỳ hạn loại từ 12 tháng trở lên chiếm trên 50% so tổng nguồn – đây là nguồn vốn mặc dù là ổn định nhưng lại có lãi suất cao nhất nên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất

cho vay cũng như tài chính của đơn vị); Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm 9,9% so tổng nguồn - thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu 15%, nếu loại trừ tiền gửi KBNN thì tỷ trọng này lại càng đặc biệt thấp.

Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng của chi nhánh trong giai đoạn 2014 – 2017 cũng đạt được kết quả rất khả quan. Tín dụng tăng trưởng bình quân 19%/năm, cơ cấu tín dụng dịch chuyển tích cực theo đề cán tái cơ cấu, đúng định hướng, tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, NHNN. Cơ cấu dư nợ theo thời gian của chi nhánh cũng theo hướng tích cực, tập trung chủ yếu là dư nợ ngắn hạn với tỷ trọng là 70% và 30% là dư nợ tín dụng trung dài hạn.

Trong giai đoạn này, tăng trưởng tín dụng luôn đạt mục tiêu kế hoạch Hội sở chính giaovà luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành ngân hàng trên địa bàn (ngành Ngân hàng trên địa bàn tăng trưởng đạt 12%); chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, cơ cấu tín dụng tiếp tục được điều chỉnh hợp lý theo hướng nâng dần tỷ trọng những lĩnh vực, ngành nghề rủi ro thấp, những đối tượng có mức lãi suất cho vay cao hơn; Chi nhánh luôn linh hoạt, chủ động tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, giá rẻ từ Agribank để tục được ưu tiên cho vay thông qua hộ nông dân cá thể sản xuất nông nghiệp, tiêu dùng; cho vay doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu hàng nông thủy sản qua đó các sản phẩm bán chéo ngày càng đa dạng, phong phú góp phần tăng thêm thu nhập cho đơn vị. Để có được kết quả hoạt động tín dụng, chi nhánh đã thực hiện các biệ pháp: Chủ động tiếp cận khách hàng, lựa chọn phương án, dự án được đánh giá khả thi, hiệu quả để mở rộng tín dụng, trong đó hộ SXKD, doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh trong lĩnh vực tam nông được ưu tiên đầu tư; Thường xuyên theo dõi, cập nhật nợ đến hạn để có kế hoạch đôn đốc thu hồi, đặc biệt là theo dõi, cập nhật nợ xấu phát sinh, trong đó nợ xấu ăn theo CIC được ưu tiên để cảnh báo, việc phân loại nợ, đôn đốc thu hồi triệt để hoặc trích lập dự phòng và xử lý rủi ro theo quy định pháp luật và của Agribank; Chỉ đạo các tổ xử lý thu hồi nợ tồn đọng thường xuyên phân tích khách hàng, xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu thu hồi đến nhóm và từng CBVC kết hợp với công tác kiểm tra

giám sát đôn đốc thường xuyên việc thực hiện của các đơn vị, từ đó có những chỉ đạo kịp thời, hiệu quả.

Quỹ thu nhập của chi nhánh

Chênh lệch thu chi của chi nhánh qua các năm theo bảng số liệu 2.1 cho thấy tình hình quỹ thu nhập của chi nhánh tăng qua các năm. Tuy nhiên, trong năm 2016 thu nhập của chi nhánh lại giảm so với năm 2015 (-0,5%), số tương đối là 778 trđ. Nguyên nhân là do năm 2016, chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tăng. Năm 2017 thu nhập ròng của chi nhánh tăng trưởng trở lại với tốc độ tăng trưởng đạt 11% so với năm 2016. Để có được kết quả kinh doanh như vậy, Ban lãnh đạo chi nhánh đã áp dụng rất nhiều biện pháp như:

Tích cực, chủ động bám sát các chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp của UBND tỉnh Bạc Liêu, NHNN và của Agribank để xây dựng phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ và giải pháp kinh doanh phù hợp; đồng thời triển khai kịp thời, có hiệu quả các văn bản, chế độ, thể lệ có liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng;Nhận thức đúng những khó khăn, thử thách, đồng thời đề ra những giải pháp hữu hiệu, sát với tình hình thực tế; trong quá trình thực hiện luôn điều chỉnh chỉ tiêu, giải pháp cho sát hợp hơn nhằm khắc phục những tồn tại, yếu kém; Luôn chủ động ứng phó với những khó khăn thực tại, áp dụng một số giải pháp cho phép để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp; công tác quản trị, điều hành tiếp tục được đổi mới, điều hành linh hoạt phù hợp diễn biến của thị trường với quyết tâm rất cao; Chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Nhà nước, Chính phủ, NHNN; chấp hành nghiêm túc chính sách tiền tệ, tín dụng ngân hàng; thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của một NHTM nhà nước trong việc tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực tam nông. Thực hiện tốt các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho SXKD; Thực hiện phân công rõ người, rõ trách nhiệm, đặc biệt trong công tác xử lý nợ tồn đọng: gắn tiền lương, thưởng với kết quả thu hồi các khoản nợ này; trong triển khai thực hiện đều xây dựng phương án, kế hoạch chi tiết, cụ thể đến từng khách hàng; các kế hoạch đều được đem ra Ban (tổ) chỉ đạo xử lý thu hồi nợ tồn đọng phản biện trước khi thực hiện; hàng tháng đều họp để đánh giá, xây dựng

lại các kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế hơn; định kỳ quý họp để đánh giá những mặt làm được, chưa được đưa ra các giải pháp cụ thể để chỉ đạo thực hiện; Nhanh nhạy, kịp thời trong điều hành lãi suất theo tín hiệu của thị trường, phù hợp thực tiễn địa phương và theo quy định của Agribank nhằm vừa tạo sự chủ động trong cạnh tranh đối với các đơn vị trực thuộc vừa tận dụng được lợi thế về mạng lưới, công nghệ, uy tín, sự am hiểu địa phương để cạnh tranh với TCTD khác; Chi nhánh luôn chú trọng cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ ngày càng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển, tăng thêm vị thế và đảm bảo phục vụ khách hàng tốt nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 43 - 48)