Khuyến nghị đối với Hiệp hội ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 82 - 87)

Phát huy hơn nữa vai trò của Hiệp hội ngân hàng trong việc tập hợp, liên kết các NHTM để tăng cường hợp tác, hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh, đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các NHTM.

ổn định và phát triển lành mạnh, hiệu quả, an toàn và bền vững của hệ thống NHTM trong điều kiện hội nhập quốc tế, qua đó góp phần thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.

Tổ chức cho các TCTD quán triệt các văn bản pháp quy mới được ban hành để thực hiện đúng quy định. Tạo điều kiện cho các NHTM tiếp cận với kỹ năng phát triển nghiệp vụ của các ngân hàng trên thế giới. Tập hợp ý kiến phản ánh của các TCTD về những khó khăn vướng mắc trong hoạt động kinh doanh phát triển dịch vụ phi tín dụng để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét tháo gỡ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về phát triển dịch vụ phi tín dụng và thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Agribank – chi nhánh Bạc Liêu ở chương 2, tác giả đã đề ra nhóm giải pháp trong chương 3 bao gồm:

Thứ nhất, để có cơ sở đưa ra những giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Agribank – chi nhánh Bạc Liêu, Chương 3 đã trình bày định hướng của Agribank vàAgribank – chi nhánh Bạc Liêu trong việc phát triển dịch vụ phi tín dụng.

Thứ hai, dựa vào những hạn chế đã được tác giả phân tích ở chương 2 và những nhân tố tác động đến phát triển dịch vụ phi tín dụng, tác giả đã xây dựng hệ thống giải pháp nhằm phát triển hoạt động dịch vụ phi tín dụng tại Agribank – chi nhánh Bạc Liêu.

Thứ ba, tác giả cũng đưa ra khuyến nghị đối với Agribank, Chính phủ, NHNN và Hiệp hội ngân hàng tạo điều kiện để hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động kinh doanh dịch vụ phi tín dụng nói riêng được phát triển thuận lợi trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Với mục đích nghiên cứu của luận văn là hệ thống hoá cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ phi tín dụng, phân tích đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp cụ thể cùng các khuyến nghị nhằm giúp Agribank – chi nhánh Bạc Liêu phát triển dịch vụ phi tín dụng. Từ đó, nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank – chi nhánh Bạc Liêu trên địa bàn, luận văn đã tập trung giải quyết một số nội dung như sau:

Một là, Trình bày cơ sở lý luận liên quan đến dịch vụ phi tín dụng bao gồm khái niệm, đặc điểm, vai trò và các dịch vụ phi tín dụng. Đồng thời luận văn cũng đưa ra khái niệm và những luận cứ về sự cần thiết phát triển dịch vụ phi tín dụng. Bên cạnh đó luận văn đi vào phân tích những nhân tố tác động đến phát triển dịch vụ phi tín dụng của NHTM để thấy được tầm quan trọng của từng nhân tố đối với dịch vụ phi tín dụng. Các tiêu chí phản ảnh phát triển dịch vụ phi tín dụng cũng được tác giả phân tích ở 2 khía cạnh chỉ tiêu chí định tính và định lượng. Ngoài ra, chương 1 của luận văn cũng trình bày quá trình phát triển dịch vụ phi tín dụng của một số ngân hàng thương mại. Và sau cùng là bài học kinh nghiệm được rút ra trong việc phát triển dịch vụ phi tín dụng cho các NHTM Việt Nam nói chung và Agribank – chi nhánh Bạc Liêu nói riêng.

Hai là, Luận văn đã giới thiệu chung về Agribank – chi nhánh Bạc Liêu, phân tích hoạt động kinh doanh của Agribank – chi nhánh Bạc Liêu giai đoạn 2014 - 2017. Sau đó luận văn đi vào phân tích thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng của Agribank – chi nhánh Bạc Liêu thông qua các chỉ tiêu định lượng và định tính.Thông qua phân tích thực trạng hoạt động và phát triển dịch vụ phi tín dụng, tác giả đã ghi nhận những kết quả mà Agribank – chi nhánh Bạc Liêu đã đạt được.Đồng thời, luận văn cũng nêu lên những tồn tại cần khắc phục trong phát triển dịch vụ phi tín dụng của Agribank – chi nhánh Bạc Liêu. Những tồn tại đó có nguyên nhân khách quan và chủ quan xuất phát từ Agribank – chi nhánh Bạc Liêu. Những nguyên nhân này là cơ sở cho định hướng, chiến lược và giải pháp cụ thể ở chương 3 để phát triển dịch vụ phi tín dụng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank – chi nhánh Bạc Liêu so với các chi nhánh NHTM khác trên địa bàn

trong giai đoạn hiện nay.

Ba là, Để có cơ sở đưa ra những giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Agribank – chi nhánh Bạc Liêu, luận văn đã trình bày định hướng phát triển dịch vụ phi tín dụng của Agribank – chi nhánh Bạc Liêu. Dựa vào những tồn tại đã được tác giả phân tích ở chương 2, tác giả đã xây dựng hệ thống giải pháp phát triển hoạt động dịch vụ phi tín dụng tại Agribank – chi nhánh Bạc Liêu. Bên cạnh đó, Luận văn cũng đưa ra các kiến nghị đối với Hội sở chính; Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước có liên quan tạo điều kiện để mở rộng và phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Agribank – chi nhánh Bạc Liêu.

Khi những giải pháp nêu trên được triển khai một cách đồng bộ và theo một lộ trình hợp lý, vững chắc sẽ góp phần hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng Việt Nam nói chung và Agribank – chi nhánh Bạc Liêu nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao động –Xã hội.

2. Nguyễn Minh Kiều (2012), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Lao động Xã hội,TP. HCM.

3. Lê Thị Mận (2013), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Lao động Xã hội, TP.HCM.

4. Trần Thị Bích Ngọc (2016), “Giải pháp tăng thu dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Đồng”, Luận văn Thạc sĩ trường đại học Ngân hàng TP HCM.

5. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bạc Liêu (2014, 2015, 2016, 2017), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

6. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Bạc Liêu, Báo cáo tổng kết sản phẩm dịch vụ (2014 – 2017).

7. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Kết quả kinh doanh dịch vụ giai đoạn (2014 – 2017)

8. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2017), Bảng mô tả sảnphẩm dịch vụ.

9. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2015), Đề án phát triển sản phẩm dịch vụ của Agribank giai đoạn 2015 – 2020.

10. Phạm Anh Thuỷ (2013), “Phát triển dịc h vụ phi tín dụng của các ngân hàng thươngmại nhà nước Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ, Trường đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh.

11. Vũ Văn Thực, Đỗ Thị Hồng Hà (2017), Kinh nghiệm phát triển dịch vụ phi tín dụngcủa một số ngân hàng trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Agribank, Tạp chí Kinh tế Kỹ thuật, số 19, chỉ số ISSN 0966- 7802.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)