Đối với Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 77 - 81)

Đa dạng hóa, tăng tiện ích sản phẩm dịch vụ phi tín dụng

Để theo kịp xu thế phát triển của NHTM hiện đại, Agribank đề ra nhiệm vụ phát triển SPDV nói chung và dịch vụ phi tín dụng nói riêng đó là đa dạng hóa và nâng cao chất lượng SPDV trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, đáp ứng ngày càng đa dạng của khách hàng. Tiếp tục giữ vị trí là ngân hàng hàng đầu về cung cấp dịch vụ ngân hàng khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân, đồng thời mở rộng thị phần, đảm bảo cạnh tranh tại khu vực đô thị. Với mục đích phục vụ khách hàng càng càng tốt hơn, Agribank xây dựng và triển khai Đề án phát triển dịch vụ ngân hàng tiện ích nhằm giảm thiểu một cách tối đa thủ tục tiếp cận và sử dụng dịch vụ, làm tăng sự hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm dịch vụ của Agribank.

Agribank thực hiện rà soát, bổ sung danh mục sản phẩm dịch vụ hiện có các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng còn thiếu so với thị trường và các NHTM khác. Từ đó Agribank có kế hoạch tập trung đầu tư, phát triển, mở rộng những sản phẩm dịch vụ có thế mạnh, hiệu quả cao. Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng mới bao gồm sản phẩm dịch vụ ngân hàng – bảo hiểm nhân thọ, sản phẩm phái sinh, dịch vụ quản lý tài sản (đối với khách hàng VIP), dịch vụ tư vấn tài chính… Nghiên cứu triển khai sản phẩm dịch vụ theo hướng đa kênh, chú trọng

kênh Ebanking.

Đối với các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng hiện có, gia tăng và mở rộng thêm tiện ích, đối tượng, phạm vi triển khai sản phẩm. Agribank cần tập trung nghiên cứu và triển khai các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân, hộ nông dân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nghiên cứu phát triển các gói sản phẩm riêng biệt cho nhóm khách hàng lớn, tập đoàn, tổng công ty, mô hình chuỗi liên kết sản xuất, mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, chính sách tín dụng xanh. Bên cạnh đó, Agribank cần phải xây dựng, triển khai các gói sản phẩm dịch vụ kết hợp chặt chẽ giữa thanh toán – huy động vốn.

Ngoài ra, Agribank phải khai thác tối đa dịch vụ phi tín dụng từ dịch vụ tín dụng bằng các biện pháp thích hợp như:

Agribank phải hoàn thiện và mở rộng các dịch vụ ngân hàng nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu có tính logic của khách hàng, như nhu cầu về dịch vụ thấu chi tài khoản nhằm phát hành thẻ tín dụng, thanh toán qua ngân hàng, trong đó có sử dụng các công cụ phòng tránh rủi ro hối đoái như nghiệp vụ option, future…

Cần khuyến khích khách hàng sử dụng trọn gói các dịch vụ ngân hàng bằng việc đưa ra các mức phí ưu đãi, ví dụ như ngân hàng có thể áp dụng một mức lãi suất cho vay thấp hơn để khuyến khích khách hàng vay vốn nhưng bù lại là việc nâng mức phí dịch vụ khác đi kèm như phí mua bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá, phí thanh toán nước ngoài, phí chuyển tiền trong nước… Như vậy, ngân hàng vẫn có thể đảm bảo lợi nhuận, đồng thời có thể phát triển các dịch vụ ngân hàng của mình.

Hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ đang cung cấp

Nhóm sản phẩm dịch vụ tài khoản và thanh toán trong nước: Đẩy nhanh việc hoàn thiện và mở rộng các sản phẩm hiện có. Đơn giản hóa quy trình cung cấp dịch vụ, trang bị nhiều phương tiện giao dịch tại những khu đông dân cư, nhiều người qua lại. định kỳ bảo trì máy, kiểm tra kịp thời các tình trạng nghẽn mạch, hết tiền, tạm ngưng phục vụ để khắc phục sự cố kịp thời; tăng cường các tính năng hiện có của các loại thẻ như trả tiền điện, nước, internet, mua sắm nhanh gọn và an toàn;

các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước khách hàng có thể thực hiện và kiểm tra trên mạng; dịch vụ chuyển tiền du học, khám chữa bệnh, kiều hối.

Nhóm sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế: Mỗi loại cần xác định rõ nội dung, qui trình hoạt động phù hợp với từng nghiệp vụ.

Nhóm dịch vụ bảo lãnh: Hoàn thiện chiến lược phát triển khách hàng và mở rộng thị trường, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ bảo lãnh.

Nhóm dịch vụ ngân hàng điện tử: Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin và bưu chính viễn thông, các dịch vụ ngân hàng trực tuyến có xu hướng phát triển rất mạnh và mang lại lợi nhuận đáng kể cho các ngân hang như dịch vụ home banking, phone banking, mobile banking, internet banking... nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Nhóm dịch vụ ngân hàng – bảo hiểm: Cần phối hợp với các công ty bảo hiểm để hoàn thiện, bổ sung sản phẩm bảo hiểm phù hợp để khai thác đối đa tiềm năng khách hàng.

Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tiện ích được Agribank triển khai như: Thực hiện khảo sát, đánh giá thực trạng, tiềm năng phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ và nền tảng công nghệ thông tin, đặc thù văn hoá, tập quán thị trường vùng miền, xây dựng phương án, kênh phân phối, giải pháp phát triển những dịch vụ thế mạnh; hoàn thiện, phát triển sản phẩm mới bám sát nhu cầu khách hàng, mở rộng dịch vụ tại địa bàn nông thôn; xây dựng và triển khai cơ chế chăm sóc khách hàng, chính sách khuyến khích sử dụng sản phẩm dịch vụ của Agribank…

Giải pháp về công nghệ thông tin phục vụ phát triển sản phẩm dịch vụ phi tín dụng

Agribank cần đẩy nhanh tiến độ các dự án CNTT (dự án E-banking, dự án CRM…), là nền tảng để phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, cạnh tranh với các NHTM khác.

Chuyển đổi dần hệ thống Core Banking IPCAS đa năng sang Core Banking chuyên biệt phục vụ ngân hàng bán lẻ. Triển khai mới hệ thống ngân hàng bán buôn cung cấp chức năng tiên tiến phục vụ khách hàng doanh nghiệp.

Triển khai hệ thống ngân hàng đa kênh (MCB – Multi Channel Banking) và trục tích hợp doanh nghiệp hướng dịch vụ (SOA và ESB) hỗ trợ Agribank tương tác với khách hàng qua các kênh phân phối điện tử.

Triển khai hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM – Customer Relationship Management) được tích hợp chặt chẽ với phân hệ CIF với khả năng mở rộng tính năng của phân hệ CIF cũng như hệ thống bán hàng và tiếp thị, liên lạc và hỗ trợ khách hàng.

Mở rộng kết nối thanh toán với các công ty đối tác trên nền tảng công nghệ cao, cung cấp khả năng thanh toán dịch vụ đa dạng tới khách hàng.Xây dựng, nâng cấp các hệ thống kết nối thanh toán đảm bảo tính mở cao, có thể hỗ trợ kết nối tới mọi đối tác có nền tảng CNTT khác nhau.

Áp dụng CNTT hiện đại trong quy trình xử lý văn bản, chứng từ: Cải tiến quá trình xử lý thông tin theo hướng tự động hoá để tránh việc thông tin nhận được từ đối tác phải qua nhiều cấp xử lý mất thời gian và tăng chi phí.

Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro

Quản lý và phòng ngừa các loại rủi ro là điều hết sức cần thiết và quan trọng nó ảnh hưởng đến uy tín và mức độ tin cậy của khách hàng khi sử dụng dịch vụ.vì vậy, Agribank cần thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phát triển dịch vụ phi tín dụng như:

Thiết lập và triển khai hoạt động quản trị chiến lược chuyên nghiệp, thông qua xác lập tính thống nhất về nhận thức trong quản trị kế hoạch chiến lược và gắn kết mối quan hệ với kế hoạch kinh doanh hàng năm. Xây dựng những quy trình cụ thể nhằm hình thành hoạt động quản trị chiến lược chuyên nghiệp. Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác dự báo, nghiên cứu thị trường phục vụ cho công tác quản trị, điều hành nhằm phát triển dịch vụ phi tín dụng.

Hạn chế rủi ro đạo đức, cần sắp xếp lại đội ngũ cán bộ phù hợp với tình hình thực tế, thường xuyên thực hiện việc chuyển đổi vị trí làm việc và địa bàn công tác đối với cán bộ, nhất là cán bộ làm công tác giao dịch.

lệ quốc tế: Tách bạch triệt để chức năng nhiệm vụ giữa hai bộ phận kinh doanh và quản trị rủi ro. Nâng cao vai trò độc lập của hệ thống quản trị rủi ro, từng bước áp dụng quản trị rủi ro theo định lượng và các mô hình kiểm nghiệm khủng hoảng. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm và phát triển hệ thống công cụ, chương trình phần mềm phục vụ công tác quản lý rủi ro thị trường, tác nghiệp theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)