Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 74 - 75)

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là trong những giải pháp quan trọng góp phần phát triển dịch vụ ngân hàng. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo hướng đào tạo và đào tạo lại thường xuyên cán bộ để thực hiện tốt các nghiệp vụ ngân hàng sát với thực tiễn. Hoạt động đào tạo phải nhằm mục đích nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trang bị những kiến thức cũng như kỹ năng bổ trợ, hướng tới việc xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiện đại. Đối với các cán bộ quản lý các cấp có tiềm năng nên có kế hoạch đào tạo, thực tập, trao đổi nhân viên giữa với các ngân hàng uy tín nước ngoài hoạt động trong và ngoài nước.

Về tuyển dụng nguồn nhân lực: Dự báo đúng nhu cầu nhân lực cho các đơn vị, xây dựng chính sách, quy trình tuyển dụng, lựa chọn tài năng để phát hiện, thu hút cán bộ giỏi.

Công tác đào tạo: Cần có chương trình, kế hoạch đào tạo nhân viên theo hướng chuyên sâu, áp dụng thành tựu công nghệ hiện đại. Thường xuyên mở các lớp ngắn hạn có các chuyên gia đầu ngành nhằm cập nhật, trang bị kiến thức cho đội ngũ nhân viên cấp cơ sở. Đào tạo bồi dưỡng, cập nhật kiến thức kinh doanh cơ bản theo cơ chế thị trường cho nguồn cán bộ hiện có nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng phức tạp và chịu áp lực cạnh tranh ngày càng lớn của môi trường kinh doanh. Tích cực đào tạo và đánh giá chất lượng đào tạo cán bộ thông qua việc đánh giá nghiêm túc các kết quả thu được từ việc đào tạo, đảm bảo xây dựng một đội ngũ cán bộ có kiến thức kinh doanh ngang tầm với những nhà ngân hàng kinh nghiệm quốc tế.

Đa dạng hoá việc đào tạo các kỹ năng chuyên nghiệp cho đội ngũ giao dịch viên và chuyên viên quan hệ khách hàng tại các phòng giao dịch nhằm tạo dựng phong cách kinh doanh hiện đại, đáp ứng yêu cầu và các phẩm chất cần có của mạng lưới bán lẻ. Phải coi trọng việc đào tạo các kỹ năng mềm cho cán bộ tác

nghiệp nhằm biến tiềm năng kiến thức thành hiệu quả công việc và khai thác tối đa các nguồn lực hiện có trong các ngân hàng. Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa phương thức đào tạo, quan tâm thích đáng đến hình thức đào tạo trực tuyến, đào tạo từ xa nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học về kiến thức, về không gian và thời gian.

Thay đổi phong cách phục vụ khách hàng theo phương châm ngân hàng mang sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng thay thế cho phương châm khách hàng tìm đến khách hàng để được phục vụ.

Tăng khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng, xử lý kịp thời các nhu cầu của khách hàng cụ thể như: sẵn sàng giúp đỡ khách hàng, cung cấp dịch vụ nhanh chóng kịp thời, phúc đáp các yêu cầu của khách hàng, giải quyết khó khăn cho khách hàng. Khách hàng đánh giá khả năng đáp ứng ở mức độ cao, khách hàng vẫn thích giao dịch với nhân viên ngân hàng hơn là các kênh giao dịch tự động.

Hằng năm đào tạo và đào tạo lại cán bộ về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng đáp ứng nhu cầu kinh doanh dịch vụ và công tác khách hàng. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực, xây dựng lực lượng lao động có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn, có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của ngân hàng hiện đại. Ngoài ra, chi nhánh cần bố trí cán bộ phù hợp với năng lực, sở trường; Bố trí cán bộ ổn định và phù hợp lĩnh vực sản phẩm dịch vụ trên cơ sở mô tả công việc và định mức lao động. Ưu tiên bố trí cán bộ trẻ cho lĩnh vực bán sản phẩm dịch vụ cho chi nhánh.

3.2.3. Tăng cường tiếp thị, quảng bá và xây dựng thương hiệu trong phát triển dịch vụ phi tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bạc liêu (Trang 74 - 75)