Giải pháp xây dựng và khuếch trương thương hiệu

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ vinaphone tại trung tâm dịch vụ viễn thông gpc 2 giai đoạn 2005 - 2010 (Trang 82 - 84)

“Càng ngày các doanh nghiệp càng nhận thấy rằng một trong những tài sản quý giá nhất của họ chính là thương hiệu” –Kevin Lene Keller

Xác định được tầm quan trọng của thương hiệu, ngay từ năm 1999, Trung tâm GPC 2 đã trình lãnh đạo về việc thống nhất về thương hiệu VinaPhone đối với dịch vụ di động do Công ty dịch vụ Viễn thông cung cấp. Thương hiệu hiện tại của dịch vụ thông tin di động được áp dụng phổ biến trên toàn quốc theo các mẫu sau:

Về

phần cấu tạo thương hiệu:

Các logo được thiết kế gắn liền với các dịch vụ đang cung cấp, dễ nhớ và đã phổ biến với người sử dụng. Logo và Slogan chính của dịch vụ di động VinaPhone: VinaPhone – không ngừng vươn xa.

Không ngừng vươn xa Thế giới di động trong tầm

Biểu tượng công nghệ GSM sẽ không còn phù hợp khi GPC phát triển công nghệ mạng đến 3G, như vậy biểu tượng trên không có giá trị về mặt thời gian.

Câu Slogan “Không ngừng vươn xa” có tính chất hướng tổ chức hơn là định hướng khách hàng nếu so sánh với các Slogan của Viettel “nói theo cách của bạn”, S-Fone “Kết nối yêu thương”,”Nghe là thấy”.

Về phần quảng bá thương hiệu:

Sản phẩm dịch vụ đi cùng với thương hiệu của sản phẩm đó. Tuy nhiên VinaPhone mới chỉ “xây dựng thương hiệu”, công tác quảng bá và khuếch trương thương hiệu chưa được chú ý đầu tư, chỉ mới dừng lại ở mức độ khuyến khích các Bưu điện tỉnh, thành phố cùng xây dựng thương hiệu chưa chính thức coi đây là chính sách chung. Thực tế, việc xây dựng thương hiệu chưa được thống nhất chung trên toàn quốc, các Bưu điện tỉnh, thành phố Á hầu như chưa chú trọng đầu tư trang trí, tờ rơi, áp phích, quảng cáo… Điểm yếu về việc quảng bá thương hiệu mạng VinaPhone càng thể hiện khi mạng lưới càng ngày càng được mở rộng và cạnh tranh ngày càng cao. Hiện nay VinaPhone có được những điểm mạnh như quy mô mạng lưới lớn nhất Việt Nam hiện nay, uy tín và có lợi thế phát triển như một ngành thuộc kết cấu hạ tầng của một quốc gia … nhưng với mức độ cạnh tranh và thị trường viễn thông đang mở cửa, thương hiệu của MobiFone, S-Fone, và mới đây là Viettel dần dần trở nên quen thuộc với người sử dụng, vấn đề củng cố thương hiệu là vấn đề cần quan tâm.

Giải pháp đề xuất:

Khách hàng nhớ đến thương hiệu một công ty qua những giá trị vô hình như quy mô hoạt động, uy tín, chất lượng sản phẩm, chương trình chăm sóc khách hàng, chất lượng dịch vụ…và được thể hiện qua những vật hữu quan như logo, slogan, bản hiệu, ấn phẩm…. Màu sơn cũng đủ làm người ta biết đến sản phẩm như màu xanh lá cây biểu tượng của FujiFilm. VinaPhone nên tạo tâm lý cho Khách hàng “tự hào khi chọn một mạng di động có tính chuyên nghiệp cao”. Hiện nay các cách thức phổ biến để quảng cáo thương hiệu quảng cáo, khuyến mãi, giao tế xã hội…Phương thức quảng cáo trên báo, đài, truyền hình thường xuyên, tổ chức những cuộc thi “Tìm hiểu VinaPhone”,”Bạn viết về VinaPhone”, các hoạt động tài trợ, chương trình tự giới thiệu, tham gia các hội chợ Viễn thông… Phương tiện quảng cáo có thể là: bảng đường, bảng đèn, triển lãm, bandroll, gian hàng (có tác động ngay nơi bán hàng) báo chí (lời tự giới thiệu, phóng sự), ấn phẩm (truyền đơn, tờ rơi, tờ gấp, catalogue, brochure), vật phẩm (hộp quẹt, tem, lịch …)

GPC 2 cần chú trọng các vấn đề sau khi thực hiện việc quảng bá thương hiệu:

− Nâng cao hình ảnh kinh doanh của GPC (thể hiện trong việc thống nhất về phương diện quảng cáo - tác phong phục vụ - chất lượng mạng lưới - chất lượng phục vụ dịch vụ ...).

CHƯƠNG 4: THỰC THI CHIÊN LƯỢC

− Thiết kế tờ rơi, tờ gấp phù hợp, chú ý về màu sắc, mật độ chữ, số, hình vẽ, biểu tượng, độ lớn của Logo.

− Đảm bảo tính thống nhất trong các chương trình quảng bá thương hiệu trên cả nước hoặc trên từng khu vực theo sự chỉ đạo của công ty GPC.

Tại nơi giao dịch:

Xây dựng theo mô hình giao dịch mang phong cách đặc trưng của dịch vụ Vinaphone theo tiêu chuẩn trên toàn quốc từ trang trí, bàn ghế, màu nền, tường, bảng đèn, bản hiệu quảng cáo … tới trang phục của giao dịch viên.

Các giao dịch viên được đào tạo chuyên sâu về “dịch vụ và phong cách VinaPhone”, trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, ngoại hình… coi hệ thống phân phối là đại diện cho nhà khai thác Vinaphone.

Xây dựng mạng quản lý dữ liệu thuê bao, quản lý kinh doanh, mạng quản lý tài chính vật tư, hàng hoá. Xúc tiến việc ứng dụng tin học hoá trên mạng lưới bán hàng, tiến hành tập huấn và khuyến khích các đại lý trao đổi thông tin thường xuyên về tình hình kinh doanh bằng hotline hoặc truy cập trực tuyến vào trang Web của Trung tâm GPC 2.

Đảm bảo Logo của VinaPhone xuất hiện ở tất cả các điểm giao dịch trên toàn quốc theo sự thống nhất chung. Các yếu tố khác : yêu cầu đồng phục nhân viên (đối với các Trung tâm dịch vụ, thẻ bán hàng, nơi đặt tờ rơi tờ gấp, vị trí đặt Logo, Slogan, cách trang trí tại nơi giao dịch (thiết kế riêng cho các cấp đại lý), cách thức bán hàng… Hiện nay, MobiFone cho triển khai quảng bá thương hiệu ra các thành phố, thị trấn của các tỉnh Đồng Nai, Vũng Tàu bắt đầu chiến dịch củng cố thương hiệu ngoài khu vực thành phố Hồ Chí Minh. VinaPhone nên đẩy nhanh việc gắn Logo của mình với hệ thống đại lý, tạo phong cách VinaPhone trước khi MobiFone, Viettel… triển khai.

Các điểm ngoài nơi giao dịch:

Chú ý các trục lộ đông người (trục đèn giao thông), các toà nhà lớn, trên vật phẩm quảng cáo (sổ tay, lịch để bàn, móc khoá, nón, áo, viết…), Internet, tin nhắn, trên các phương tiện vận chuyển công cộng: xe buýt, trạm chờ…

Xây dựng thương hiệu là một giải pháp lớn, tuy nhiên đây chỉ là giải pháp đề xuất lên VNPT xem xét và sớm có đầu tư trong việc xây dựng hình ảnh cho mạng VinaPhone.

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ vinaphone tại trung tâm dịch vụ viễn thông gpc 2 giai đoạn 2005 - 2010 (Trang 82 - 84)