Sơ lược về mạng Viễn thông Việt Nam

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ vinaphone tại trung tâm dịch vụ viễn thông gpc 2 giai đoạn 2005 - 2010 (Trang 31 - 32)

Thực trạng

Tại thị trường Đông Nam Á, khoảng 81% con số tăng trưởng xuất phát từ các nước mới phát triển trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Sự phát triển này diễn ra chủ yếu từ khu vực thị trường mới với tốc độ khoảng 9%.

Tại Việt Nam, gần 4% dân số sử dụng điện thoại di động, được đánh giá có tốc độ phát triển cao và ổn định, chỉ xếp sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Tốc độ thâm nhập của điện thoại di động tại Việt Nam khá nhanh khoảng 5%. Sự phát

CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

triển cộng hưởng của hệ thống phân phối thiết bị đầu cuối, đa dạng về giá và chủng loại đã tạo bước đột phát trong thị trường di động tại Việt Nam. Tuy nhiên, với tỷ lệ thuê bao di động so với cố định gần 29.1%, Việt Nam vẫn đứng ở vị trí thấp trong thị trường Viễn thông thế giới.

Xu hướng

Hiện nay, các nhà khai thác Viễn thông chủ trương chung cạnh tranh bằng:

− Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng Marketing.

− Nâng cao mạng lưới, đổi mới công nghệ (2.5 G lên 3 G), đa dạng hoá dịch vụ, nhất là dịch vụ phi thoại.

− Xây dựng lộ trình giảm chi phí quản lý, sản xuất để giảm giá thành và giảm cước cho khách hàng.

− Về dịch vụ : đa dạng phong phú, cước dịch vụ phải thấp hơn hoặc tương đương bình quân các nước trong khu vực, chất lượng dịch vụ càng ngày càng được nâng cao

− Viễn thông : phủ sóng rộng khắp, dung lượng lớn, công nghệ hiện đại

− Chủ trương mở cửa thị trường, thúc đẩy cạnh tranh giảm giá cước, nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển thị trường

3.1.3. Môi trường tác nghiệp

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ vinaphone tại trung tâm dịch vụ viễn thông gpc 2 giai đoạn 2005 - 2010 (Trang 31 - 32)