Chiến lược Marketing

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ vinaphone tại trung tâm dịch vụ viễn thông gpc 2 giai đoạn 2005 - 2010 (Trang 63 - 65)

Tiến hành phân khúc thị trường và xác định thị trường mục tiêu cho dịch vụ VinaPhone khu vực 2:

* Phân khúc thị trường 1:

- Độ tuổi :

15-24 và 60-69 chiếm khoảng 25% dân số.

-Nghề nghiệp

Học sinh-sinh viên, người về hưu.

- Tính chất công việc

Thông tin liên lạc bạn bè người thân, làm thêm, vui chơi, giải trí, nhu cầu thể hiện mình.

- Thu nhập

Đa số kinh tế phụ thuộc hoặc thu nhập thấp < 1,5 triệu

-Nhu cầu sử dụng

Chủ yếu nhắn tin và nhận cuộc gọi.

Nhu cầu khai thác các dịch vụ GTGT cao (GPRS, tải Ringtone, logo…). Nhạy cảm với các chương trình giải trí qua di động, khuyến mãi.

Quyết định sử dụng dịch vụ chủ yếu qua các đợt khuyến mãi và qua giới thiệu bạn bè. Mức yêu cầu về thoại ở mức chấp nhận.

Sử dụng VNT và VNC (loại thẻ cào 100.000 đồng)

- Động thái của GPC

Tổ chức nhiều đợt khuyến mãi để lôi kéo hoà mạng mới, khai thác các dịch vụ SMS, GPRS, Ringtone, MMS…

Chăm sóc khách hàng ở mức vừa phải. Sử dụng hình thức hỗ trợ trực tuyến.

CHƯƠNG 4: THỰC THI CHIÊN LƯỢC

- Độ tuổi

25-59 chiếm khoảng 49% dân số.

- Nghề nghiệp

Nằm trong các thành phần kinh tế nhà nước, tư nhân, liên doanh, có tính chất ổn định về nghề nghiệp, chia làm 2 mảng nhỏ trong phân khúc thị trường: đối tượng sử dụng có trình độ (>trung cấp) và trình độ thấp (buôn bán, tài xế…)

- Tính chất công việc

Di chuyển nhiều, mức độ sử dụng thông tin cho công việc lớn, chủ yếu sử dụng thoại với tần suất cao.

- Thu nhập

Mức khá trở lên (>2 triệu) và mức cao (>5 triệu)

- Nhu cầu sử dụng

Đối tượng tiếp nhận nhiều và xử lý nhiều nguồn thông tin. Cường độ sử dụng lớn, chủ yếu dùng cho thông tin liên lạc. Lựa chọn dịch vụ thông qua nhiều nguồn tin : báo chí, truyền hình, quảng cáo, tờ rơi, đại lý, qua lời giới thiệu…

Yêu cầu chất lượng dịch vụ cao, chăm sóc khách hàng, thông tin liên lạc đảm bảo.

Yêu cầu các dịch vụ gia tăng ( GPRS, WAP…) ở mức độ vừa phải.

Sử dụng VNC, VND, VNP.

- Động thái của GPC

Kích thích hoà mạng VNP bằng các cải tiến về hình thức thanh toán, thủ tục đăng ký và hỗ trợ khách hàng.

Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng đặc biệt sử dụng mức cao. Có chương trình khuyến mãi riêng và cung cấp một số dịch vụ GTGT riêng. Có thể sử dụng các phương pháp chăm sóc khách hàng trực tuyến.

Định vị: “VinaPhone chất lượng hoàn hảo”

*Phân khúc thị trường 3: - Đối tượng sử dụng

Các công ty, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu trang bị điện thoại di động cho nhân viên.

- Yêu cầu

Có chức năng quản lý số thuê bao trong nhóm, quản lý cước, các dịch vụ PTT, số nhánh riêng hoặc số nóng liên lạc nội bộ.(Viettel đã có chính sách tốt khi đưa ra gói VPN cho nhóm khách hàng tổ chức). Phân khúc thị trường có mức độ sử dụng cao, nhu cầu dịch vụ ổn định, tiêu chí lựa chọn dịch vụ cao.

- Động thái của GPC

Thành lập đội ngũ bán hàng trực tiếp, chăm sóc khách hàng tốt. Thường xuyên có cung cấp thông tin đầy đủ về các dịch vụ có liên quan, có thể sử dụng

Định vị:”VinaPhone, dịch vụ hoàn hảo, uy tín”

* Khu vực địa lyù

Thành phố Hồ Chí Minh được xác định là khu vực thị trường mục tiêu của tất cả các nhà khai thác di động, cạnh tranh gay gắt với MobiFone, S-Fone và Viettel. Bắt đầu có sự đầu tư cho khu vực Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu) và Cần Thơ.

Khu vực thành phố Hồ Chí Minh với mức GDP cao nhất nước, tốc độ tăng trưởng GDP vào khoảng 11% (năm 2004), thu nhập bình quân đầu người gần 1.400 USD/năm dự đoán đạt 2000 USD đóng góp khoảng 20% GDP cả nước vào năm 2005. Dân số vào khoảng 5.607.834 người, cơ cấu dân số theo độ tuổi từ 15 - 24 chiếm 20.82%, từ 25-59 chiếm 48.38%, từ 60-69 chiếm 4.12%. Tỷ lệ lao động tại địa bàn thành phố cao chiếm khoảng 79 %, số người đang làm việc chiếm 62% so với tổng số người trong độ tuổi lao động, mức sống hộ từ trung bình khá chiếm tỷ lệ trên 65.6%.

Đặc điểm dân cư : đặc điểm mới của lối sống thành thị. Dân cư miền Đông Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh có mức sống cao nhất nước, cơ cấu về chi tiêu của người dân có đặc điểm sau:

− Sự chênh lệch giàu nghèo tăng cao, chi tiêu/ sức mua lớn hơn thu nhập, tiền công.

− Chi tiêu cao hơn gấp 2 thu nhập.

− Nhu cầu thể hiện mình và chi tiêu cho dịch vụ và giải trí ở mức cao.

Theo phân tích , tại các tỉnh lớn như thành phố Hồ Chí Minh xuất hiện một tầng lớp giàu có theo đuổi đồng tiền bằng mọi cách. Nhu cầu về thụ hưởng và tâm lý sống thể hiện mình ở mức cao (tại Hồ Chí Minh, 7% hộ gia đình chi tiêu hàng tháng lên tới 1500 USD.)

Theo nhận định trên thị trường gần 6 triệu dân tại thành phố Hồ Chí Minh còn rất lớn, tuy nhiên với sự cạnh tranh tại khu vực này cũng rất quyết liệt với các hoạt động kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh tập trung tại đây. Thị phần của GPC tại thành phố Hồ Chí Minh co hẹp lại (thị phần khoảng 25%) do sự cạnh tranh quyết liệt của VMS, Viettel và S-Fone và những điểm yếu chưa khắc phục.

Ngoài thị trường mục tiêu được xác định tại thành phố Hồ Chí Minh, GPC nên tập trung đầu tư cho khu vực kinh tế kinh tế Bình Dương –Vũng Tàu – Đồng Nai được coi là khu vực tiềm năng.

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ vinaphone tại trung tâm dịch vụ viễn thông gpc 2 giai đoạn 2005 - 2010 (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w