Phân tích tình hình kinh doanh

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ vinaphone tại trung tâm dịch vụ viễn thông gpc 2 giai đoạn 2005 - 2010 (Trang 47 - 52)

Phân tích tình hình phát triển thuê bao

Bảng 3.5 : Tình hình phát triển thuê bao qua các năm (nguồn : P.KDTT) Biểu đồ 3.2 : So sánh số thuê bao lũy kế giữa khu vực 2 và cả nước

Phân tích tình hình sản lượng

Sản lượng thực hiện phản ánh nhu cầu và mức độ sử dụng di động của khách hàng. Tình hình sản lượng tại khu vực 2 được phản ánh qua bảng sản lượng sau:

Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng thuê bao GPC 60.478 126.005 414.570 769.091 1.001.436 1.354.689 GPC2 12.195 51.447 217.069 496.491 702.242 900.810 Thị phần (GPC2/GPC)(%) GPC2 20% 41% 52% 65% 70% 66% Thuê bao phát triển GPC 26.535 65.527 288.565 354.521 232.345 353.253 GPC2 12.195 39.252 165.622 279.422 205.751 198.568 Tốc độ phát triển GPC 5% 147% 340% 23% -34% 52% GPC2 222% 322% 69% -26% -3% 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 GPC2 12195 51447 217069 496491 702242 900810 GPC 60478 126005 414570 769091 1001436 1354689 1998 1999 2000 2001 2002 2003

CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

Bảng 3.6 : Tình hình sản lượng thực hiện tại khu vực 2 qua các năm

Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 SL (phút) 77.344.046 129.077.233 316.254.051 634.380.631 1.039.214.189 1.540.767.408 tăng - 67% 145% 101% 64% 48%

Biểu 3.3 : Biểu đồ sản lượng qua các năm tại khu vực 2

Nhận xét

1. Về mặt phát triển thuê bao:

Giai đoạn 1996-1998 :

Giai đoạn đầu tư ban đầu với 1 loại dịch vụ là Vinaphone, tốc độ tăng trưởng chậm phụ thuộc giá cước và mức độ đầu tư và GDP bình quân đầu người. Sản lượng và thuê bao thấp do :

− Đầu tư ban đầu, quy mô chưa lớn.

77344046 129077233 316254051 634380631 1039214189 1543484320 0 200000000 400000000 600000000 800000000 1000000000 1200000000 1400000000 1600000000 1998 1999 2000 2001 2002 2003

− Nhu cầu sử dụng thấp, điện thoại di động chưa được phổ biến và là một trong những loại hàng xa xỉ.

Giai đoạn 1999 – 2003:

Tăng trưởng tốc độ cao về số thuê bao và sản lượng (phút) thực hiện được, đặc biệt tăng trưởng đột biến với sự ra đời của dịch vụ VinaCard (năm 1999) và VinaDaily (năm 2000) ( năm 1999 tốc độ phát triển TB tăng 322%, nên không thể dùng mô hình toán học nào để dự báo được). Về mức thị phần, khu vực 2 luôn chiếm thị phần lớn trên toàn mạng (từ năm 2000, trung bình khu vực 2 chiếm hơn 63% cả nước. Về tốc độ tăng trưởng, khu vực 2 luôn ở mức bằng hoặc cao hơn cả nước. Các nguyên nhân có thể kể đến:

− GDP tăng, thu nhập trung bình của người dân tăng, nhu cầu thông tin liên lạc tăng cao, sự dịch chuyển dân số từ nông thôn ra thành thị…

− Phần thị trường dịch chuyển từ khu vực 1 sang khu vực 2 do nhu cầu tại khu vực 2 gia tăng đặc biệt là tại khu vực thị trường thành phố Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam Bộ

− Sự phát triển công nghệ và xu hướng cạnh tranh góp phần giảm giá thiết bị đầu cuối, điện thoại di động đã phổ biến rộng rãi.

− Có sự đầu tư phát triển hệ thống thông tin di động, đa dạng hoá dịch vụ càng ngày càng phù hợp với xu hướng người tiêu dùng, tiêu biểu là dịch vụ trả trước Vinacard và VinaDaily.

Theo dõi tình hình hoạt động mạng VinaPhone khu vực 2 từ lúc thành lập đến nay, các số liệu về tốc độ tăng trưởng thể hiện : mức tăng cao nhưng chưa ổn định, thị trường thông tin di động vẫn còn nhiều biến động. Đặc biệt khi chuyển sang giai đoạn cạnh tranh năm 2002 - 2003, khu vực 2 bị ảnh hưởng nhiều nhất. Tốc độ tăng trưởng thuê giảm đến –26% (cả nước -34%) và –3% (cả nước 52%) trong hai năm 2002, 2003 do:

Giai đoạn đầu cạnh tranh nội bộ với VMS (VMS đang dốc sức cho các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi, phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng )

Sự ra đời của một loạt các đối thủ cạnh tranh, thị trường chia sẻ cho các đối thủ cạnh tranh (giai đoạn tốc độ phát triển thuê bao mới thấp, thuê bao rời mạng tăng), tất cả các nhà khai thác di động đều nhắm đến thị trường TP.Hồ Chí Minh.

Việc triển khai các dự án đầu tư mở rộng và nâng cấp hệ thống chậm, ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ phát triển thuê bao, các lý do về kỹ thuật (tình trạng nghẽn mạch, tỷ lệ rớt mạch cao).

CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

Tuy nhiên dịch vụ duy trì mức thoại nhiều, chưa khai thác các dịch vụ gia tăng nên mức sản lượng thoại vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá ổn định. Điều này chúng tỏ khai thác thoại vẫn là mục tiêu chính.

2. Nhu cầu đối với các dịch vụ của VinaPhone

Tình hình kinh doanh năm 2003 đối với từng dịch vụ thể hiện chi tiết trong bảng sau:

Bảng 3.7 : Tình hình kinh doanh các dịch vụ năm 2003 ( Nguồn : Phòng KDTT)

Đơn vị tính: Sản lượng (phút), Doanh thu (nghìn đồng)

VNP 22% VNC 72% VND 6% VNP 15% VNC 74% VND 11% VNP 30% VNC 63% VND 7%

Doanh thu Thuê bao Sản lượng

Riêng dịch vụ nhắn tin ngắn SMS, năm 2003 đạt sản lượng 305.487 triệu bản tin và 2.716.912 phút (sản lượng chiều đến đối với VinaText) doanh thu 124.906 tỷ

VinaPhone VinaCard VinaDaily Tổng cộng

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

Thuê bao 134.469 15% 663.380 74% 98.610 11% 896.459 100% Sản lượng 466.617.645 30% 968.795.295 63% 105.354.468 7% 1.540.767.408 100% Doanh thu398.264.392 22% 1.303.404.193 72% 108.617.016 6% 1.810.283.602 100%

Nhận xét:

Về loại hình dịch vụ: tỷ lệ thuê bao sử dụng dịch vụ VinaCard vẫn chiếm tỷ trọng lớn 74 % (theo thống kê khách hàng sử dụng loại thẻ 100.000 đồng chiếm đến 60%-70% lượng thẻ cào), theo sau là trả sau 15% và VinaDaily 11%, mức độ sử dụng VinaText không đáng kể (số thuê bao năm 2003 là 4.351 TB đạt gần 800 triệu đồng). Đối chiếu tốc độ tăng trưởng thuê bao của từng dịch vụ qua các năm, dịch vụ trả sau tăng trưởng đều, ổn định, tiếp đó là VinaCard và VinaDaily, hai dịch vụ trện giảm do xu hướng phát triển dịch vụ chuyển từ trả trước sang trả sau (xem phụ lục số thuê bao lũy kế)

Về mức độ và xu hướng sử dụng: xu hướng người tiêu dùng chọn lựa dịch vụ như sau :

VinaText <100.000 đ

VinaCard 100.000 đ – 185.000 đ VinaDaily 185.000 đ – 250.000 đ VinaPhone >250.000 đ

Sử dụng  VinaText  VinaCard  VinaDaily  VinaPhone Sản lượng SMS có chiều hướng tăng lên trong thời gian tới do:

− Nhu cầu nhắn tin ở giới trẻ tăng cao : giao lưu, vui chơi, giải trí, liên lạc…

− Xu hướng tránh thoại (ở nhóm khách hàng có trình độ : nhân viên văn phòng, công chức…) giảm lãng phí: sử dụng tin nhắn trao đổi công việc, từ chối đối tác, thông tin đơn giản, duy trì các mối quan hệ xã hội…

Về mức đóng góp doanh thu: Số thuê bao trả sau chỉ chiếm 15% nhưng đóng góp đến 22 % doanh thu, 72% doanh thu thuộc về VinaCard, VinaDaily chiếm 6%. Nguyên nhân tỷ trọng dịch vụ VinaCard cao do các nguyên nhân sau :

− Mức nhu cầu chỉ dao động trong khoảng 150.000 đ – 200.000 đ.

− Thủ tục hoà mạng trả sau phức tạp đòi hỏi nhiều chứng từ.

− Hình thức thanh toán cước VinaCard đơn giản, kiểm soát được mức cước sử dụng.

Các dịch vụ GTGT khi sử dụng VinaCard tương đương trả sau VinaPhone (chỉ trừ TB trả sau được hỗ trợ dịch vụ roaming, các dịch vụ GTGT cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu khách hàng)

Kết luận

Như vậy theo mức thang nhu cầu khách hàng, các bước chuyển tiếp giữa các dịch vụ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng, thu nhập và lợi ích khi chuyển dịch vụ… Mục tiêu của GPC xác định là phát triển thuê bao trả sau VinaPhone (thuê bao ổn định, rời mạng thấp, mức chi trả cho dịch vụ cao), GPC 2 nên chú ý: tăng cường hỗ

CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

cước phí, tăng cường công tác chăm sóc khách hàng, kích thích các VinaCard hoà mạng trả sau VinaPhone bằng các hình thức khuyến mãi (đợt giảm giá và miễn phí hoà mạng cho thuê bao trả trước đã sử dụng trên 1 năm đợt 1/8/2004 tại thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày có khoảng 3000 TB chuyển từ trả trước sang trả sau)…

Số thuê bao tăng mạnh qua các đợt khuyến mãi thể hiện xu hướng tiêu dùng của khách hàng “thích khuyến mãi, thích giảm giá và được chăm sóc”. Đây là điểm tất cả các doanh nghiệp khai thác triệt để, GPC 2 cần chú ý để có chính sách khuyến mãi, quảng cáo, chăm sóc khách hàng thích hợp. Chú ý vừa giữ được lượng thuê bao hoà mạng mới tăng trưởng ổn định, hạn chế lượng thuê bao rời mạng và khoá 2 chiều. Duy trì lượng thuê bao khóa 2 chiều <= 30% số thuê bao lũy kế. Ngoài ra kiến nghị VNPT cho điều chỉnh mức hoa hồng linh hoạt kích thích mức bán hàng trong những thời điểm mức bán có nguy cơ chậm lại.

Đối với xu hướng sử dụng điện thoại di động hiện nay cần chú ý đến sự hấp dẫn của dịch vụ SMS, với mức phát triển bình thường chưa đầu tư, dịch vụ SMS đã đóng góp gần 10% doanh thu. GPC 2 nên chú ý nâng cấp hệ thống tổng đài SMSC và có hướng khai thác dịch vụ GTGT này với 3 mục đích : đa dạng hoá sản phẩm, tăng số thuê bao và tăng mức doanh thu hiện có

Tình hình đầu tư mạng lưới tại khu vực 2

Mạng lõi MSC (toàn mạng hiện tại 2.150.000 thuê bao cần mở rộng thêm 1.500.000 thuê bao), HLR2, HLR3 và phần vô tuyến, dự kiến được mở rộng và đầu tư nâng cấp tại các khu vực theo tỷ lệ sau:

- 70% tại các Trung tâm thành phố, thị trấn, thị xã… - 30% tại các khu vực ngoại thành

Tổng đài HLR2,HLR3 được mở rộng dung lượng lên đến 800.000 số

Hệ thống SMSC : hiện tại lưu lượng tin nhắn giờ cao điểm là 480 K/h (0.3 tin nhắn/thuê bao), sản lượng trung bình đạt 2.2 triệu tin/ tháng, chiếm gần 10% doanh thu toàn mạng. Kế hoạch phát triển mới đòi hỏi hệ thống SMSC đáp ứng 1.200K/h –1.400K/h tại giờ cao điểm, thực hiện 2 đợt nâng cấp lên 9.000K và 1.400K.

Một phần của tài liệu xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ vinaphone tại trung tâm dịch vụ viễn thông gpc 2 giai đoạn 2005 - 2010 (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w