Quan điểm của Đảng và Nhà nước về định hướng và mục tiêu phát triển về Khoa học - Công nghệ (Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, kết luận của Hội nghị Trung ương 6 khoá IX, chiến lược khoa học công nghệ Việt Nam đến 2010) xác định rõ: sự phát triển mạnh mẽ cơ sở hạ tầng và doanh thu của ngành Viễn thông đóng góp cho ngân sách nhà nước đã khẳng định vai trò động lực thúc đẩy kinh tế xã hội. Việt Nam tiếp tục coi viễn thông và lựa chọn thêm công nghệ thông tin làm động lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng hướng tới xã hội thông tin và kinh tế tri thức
Phương hướng phát triển Viễn thông: mở cửa thị trường, thúc đẩy cạnh
tranh, tăng cường khả năng kinh doanh cho doanh nghiệp cụ thể qua các văn bản sau:
Điều 50 pháp lệnh Bưu chính Viễn thông quy định : tất cả các doanh nghiệp Viễn thông tham gia kinh doanh các dịch vụ Viễn thông có nghĩa vụ đóng góp vào Quỹ dịch vụ viễn thông công ích. Quy định này giảm bớt gánh nặng bù lỗ chéo để phục vụ công ích cho VNPT, phân biệt rõ kinh doanh và công ích nhằm thúc đẩy viễn thông phát triển, hoàn toàn tách biệt giữa Bưu chính viễn thông
Quyết định 217/2003/QĐ/Ttg“ Nhà nước tôn trọng quyền định giá cước và quyền cạnh tranh về giá cước của các doanh nghiệp Bưu chính – Viễn thông theo quy định của pháp luật “, quy định về quản lý giá cước của các doanh nghiệp viễn thông có thị phần khống chế ( thị phần trên 30 %). Theo định hướng của nhà nước, định hướng đến 2010, các doanh nghiệp khai thác thông tin di động mới chiếm 20 – 30 % thị phần, và quyết định gần đây nhất của Bộ Bưu chính Viễn thông không cho phép VMS và GPC giảm cước đến hết năm 2004.
Định hướng tiếp theo là thành lập công ty quản lý đường trục viễn thông và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, thành lập tập đoàn Bưu chính viễn thông.
Định hướng của Bộ Bưu chính Viễn thông đối với việc phát triển thị trường thông tin di động:
Cấp phép và thúc đẩy cạnh tranh bằng việc tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia phát triển thị trường.
Định hướng điều chỉnh cước kết nối, cước thuê kênh, cước dịch vụ, ban hành quy định về kết nối và đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp.
Ứng dụng các doanh nghiệp trong nước sản xuất lắp ráp máy đầu cuối, Bộ Bưu chính Viễn thông phối hợp vơi Bộ tài chính nhằm điều chỉnh mức thuế giảm giá máy đầu cuối cho người tiêu dùng.
Cho phép thành lập liên doanh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thông tin di động và sản xuất điện thoại di động (phù hợp với hệ thống văn bản pháp luật : pháp lệnh Bưu chính Viễn thông, luật đầu tư…)
CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
Tóm lại, Viễn thông là ngành thuộc kết cấu hạ tầng có thể chịu sự can thiệp quản lý sâu của Nhà nước. GPC phải chú ý đến yếu tố chính phủ và chính trị, quán triệt quan điểm của Nhà nước để có đường lối phát triển thích hợp, tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ. Mặc dù đang có ưu thế về thị phần và ưu tiên đầu tư nhưng với chính sách mở cửa và cạnh tranh, GPC vẫn phải lưu ý tăng cường khả năng cạnh tranh của mình trước nguy cơ giảm thị phần và sự ủng hộ cạnh tranh trong thị trường từ phía Nhà nước và nhu cầu của người tiêu dùng, cũng như xu hướng hội nhập và cạnh tranh khi gia nhập WTO năm 2005. Theo dõi các định hướng về phát triển kinh tế xã hội như trên, GPC có thể định hướng được các thị trường mục tiêu cho dịch vụ di động VinaPhone, các phân khúc thị trường, lập ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả trong từng giai đoạn phát triển của khu vực.