Như đã nêu, khi biến khơng dừng trong mơ hình hồi quy, chúng ta có thể có kết quả hồi quy giả mạo. Cho nên, phương pháp này phù hợp khi các biến trong mơ hình Yt, Xt cùng dừng ở I(1).
Gujarati (2009), trình bày cơ chế hiệu chỉnh sai số ECM như sau:
Hồi quy của phương trình Yt = β1 + β2Xt + ut . Sự kết hợp tuyến tính của Yt và Xt là chuỗi dừng I(0) : ut = Yt - β1 - β2Xt
Mơ hình ECM được viết lại:
∆Yt = α0 + b1∆Xt - πut-1 + Yt
Mơ hình này bao gồm thông tin cả trong ngắn hạn và dài hạn. Trong mơ hình này, b1 là hệ số tác động (hiệu ứng ngắn hạn) nó đo lường sự tác động ngay lập tức khi có một sự thay đổi trong Xt sẽ có một sự thay đổi trong Yt. Mặt khác π là hiệu
ứng phản hồi, hoặc hiệu quả điều chỉnh, và cho thấy có bao nhiêu sự mất cân bằng
đang được điều chỉnh, tức là mức độ mà bất kỳ sự mất cân bằng trong kỳ trước ảnh hưởng bất kỳ điều chỉnh trong Yt. Do đó, ut = Yt - β1 - β2Xt và từ phương trình này chúng ta có β2 phản ứng trong dài hạn.
Ưu điểm của ECM là một công cụ tốt đểđo lường mức độđiều chỉnh từ sự mất cân bằng của thời kì trước có một ý nghĩa kinh tế rất tốt, và giải quyết được vấn đề hồi quy giả mạo. Hơn nữa, ECM có ý nghĩa quan trọng: một thực tế rằng hai biến
đồng liên kết ngụ ý rằng có một số quá trình điều chỉnh mà ngăn cản sai số trong mối quan hệ lâu dài trở nên ngày càng lớn hơn.