Qua các năm cho thấy tình hình nợ nước ngồi của Việt Nam có xu hướng tốt. Tuy nhiên, xu hướng khả quan này chủ yếu là do những thành công trong hoạt động tái cơ cấu nợ nước ngồi tại các vịng đàm phán hơn là nội lực trả nợ của nền kinh tế. Vì vậy, việc phân tích các nguyên nhân cơ bản dẫn đến nợ nước ngoài sẽ giúp phân tích rõ hơn nguồn gốc của Việt Nam khi vay nợ nước ngoài, cũng như hiểu
được nguyên nhân vì sao nợ nước ngồi của Việt Nam trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên lại.
Nguyên nhân bù đắp thâm hụt cán cân thương mại
Thâm hụt cán cân thương mại xảy ra là do nhập khẩu vượt quá xuất khẩu. Thông qua bảng 2.7 (xem thêm phụ lục 6) cho thấy cả xuất khẩu và nhập khẩu đều có khuynh hướng tăng lên theo thời gian, tuy nhiên nhập khẩu tăng mạnh hơn.
Bảng 2.7. Thâm hụt thương mại Việt Nam
Chỉ tiêu Năm
2003 2004 2005 2006 2007
Thâm hụt thương mại (triệu USD) -3.306,86 -3.429,44 -2.212,51 -2.778,37 -11.257,40 Thâm hụt thương mại /GDP (%) -8,36 -7,55 -4,18 -4,56 -15,85
2008 2009 2010 2011 2012
Thâm hụt thương mại (triệu USD) -13.852,60 -10.059,30 -10.935,80 -5.209,86 -1.400,00 Thâm hụt thương mại /GDP (%) -15,21 -10,35 -10,28 -4,22 -1,03
Nguồn: WDI (2013), WEO (2013), Báo điện tửĐảng Cộng Sản (2013)
Nếu như năm 2003, thâm hụt thương mại khoảng gần 3.306,86 triệu USD, năm 2004 thâm hụt đã tăng đến 3.429,44 triệu USD, gấp 1,04 lần so với năm 2003. Năm 2005, 2006 thâm hụt ngân sách có giảm là 2.212,51 triệu USD và 2.778,37 triệu USD nhưng thâm hụt ngân sách năm 2007 đã tăng trở lại là 11.257,40 triệu USD và năm 2008 mức thâm hụt đã lên đến 13.852 triệu USD. Nguyên nhân năm 2005 và
- 41 -
2006, thâm hụt giảm là do nền kinh tế giai đoạn này khác lạc quan với những sự
kiện lớn như Việt Nam gia nhập vào WTO, các doanh nghiệp ký kết được nhiều hợp đồng xuất khẩu...
Nếu so sánh giá trị thâm hụt thương mại với giá trị GDP qua các năm thì ta thấy tỷ lệ thâm hụt thương mại so với GDP biến động theo chiều hướng ngày càng tăng. Tỷ lệ thâm hụt cán cân thương mại/GDP năm 2003 là -8,36%, năm 2006 là -4,56%, năm 2007 tăng lên là -15,85%, năm 2008 là -15,21%, năm 2009 giảm là -10.35%.
Năm 2010, thâm hụt thương mại là 10.935,79 triệu USD, năm 2011 là giảm còn 5.209,8 triệu USD giảm khoảng 52% so với năm 2010. Năm 2012 thâm hụt ngân sách còn 1400 triệu USD, khoảng 4,22% so với GDP. Bốn tháng đầu năm 2013 thâm hụt ngân sách là 720 triệu USD khoảng 1,46% GDP ( Báo cáo chiến lược đầu tư, 2013).
Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do:
- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng cao chủ yếu ở khu vực FDI (với các mặt hàng nhưđiện tử, máy tính đạt 7,9 tỷ USD, tăng 69,1%; điện thoại và linh kiện 12,6 tỷ USD, tăng 97,7%…). Đây là các mặt hàng chủ yếu mà khu vực FDI nhập linh kiện về lắp ráp tại Việt Nam và có tỷ lệ gia công cao. Nên dù kim ngạch xuất khẩu cao, nhưng hiệu quả xuất khẩu và lượng ngoại tệ thực tế thu về cho nền kinh tế đất nước lại thấp.
- Gói giải pháp tài khóa 29 tỷ đồng vào năm 2012 nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và thúc đẩy xuất khẩu.
- Mặt khác đạt được kết quả này chủ yếu là do thuận lợi về giá.
- Ngoài ra, Việt Nam đã kiểm sốt được tình trạng thâm hụt thương mại một cách hiệu quả nhờ vào các biện pháp liên quan đến chính sách tiền tệ và chi tiêu công, cũng như việc hạn chế nhập khẩu các loại hàng xa sỉ.
Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng nhập khẩu trung bình (cả theo giá hiện hành và giá so sánh) đều cao hơn xuất khẩu, cho thấy nỗ lực thu hẹp nhập siêu đang và sẽ gặp rất nhiều thách thức.
- 42 -
Xét trong toàn giai đoạn, thâm hụt ngân sách về hướng nhập siêu (xem thêm phụ
lục 6,7,8) vẫn là ở mức cao và kéo dài, điều này sẽ gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế và điều hành chính sách tiền tệ. Điều này cho thấy, áp lực nhập siêu quá lớn, là nguyên nhân chính gây bất ổn cán cân thanh toán tổng thể, từ đó tạo áp lực tới cung cầu ngoại tệ và tỷ giá, trở thành nguyên nhân chính dẫn tới cán cân thương mại thâm hụt. Thâm hụt ngân sách, nhập siêu trở thành một trong những nguyên nhân chính gây ra yếu tố tâm lý găm giữ ngoại tệ dẫn đến mất cân đối cung - cầu ngoại tệ theo hướng càng ngày nguồn cung càng không thể đáp ứng cầu ngoại tệ.
Điều này đã làm cho tiền đồng mất giá mạnh và vay nợ nước ngoài sẽ tăng nhiều hơn.
Nguyên nhân bù đắp thâm hụt ngân sách
Theo số liệu Bộ Tài Chính năm 2002 - 2012, tổng thu và tổng chi ngân sách qua các năm đều có xu hướng tăng nhanh theo thời gian. Nếu như tổng thu ngân sách năm 2002 là 123.860 tỷ đồng, năm 2008 đã là 548.529 tỷ đồng, gấp 4.4 lần. Hai năm tiếp theo, tổng thu ngân sách năm 2010 đã tăng đến 777.283 tỷđồng, gấp 6,28 lần năm 2002. -400 000 -200 000 0 200 000 400 000 600 000 800 000 1000 000 1200 000 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng thu ngân sách Tổng chi ngân sách Bội chi ngân sách