Nợ nước ngoài theo chủ thể cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của việt nam (Trang 34 - 37)

Bảng 2.4. Tổng nợ nước ngoài theo chủ thể cho vay

(Triệu USD áp dụng tỷ giá áp dụng vào thời điểm cuối kỳ)

Chỉ tiêu Năm 2003 2004 2005 2006 TỔNG CỘNG 11.382,55 13.505,26 14.208,29 15.641,33 Các chủ nợ chính thức 10.651,94 12.617,22 14.208,29 13.920,70 Song phương 6.162,27 7.293,86 7.070,26 7.771,84 Đa phương 4.489,67 5.323,35 5.540,47 6.148,86 Các chủ nợ tư nhân 730,61 888,05 1.597,56 1.720,63 TỔNG CỘNG 11.382,55 13.505,26 14.208,29 15.641,33 2007 2008 2009 2010 TỔNG CỘNG 19.252,55 21.816,51 27.928,67 32.500,51 Các chủ nợ chính thức 16.626,24 18.833,19 24.149,46 27.138,70 Song phương 9.032,09 10.747,21 13.217,97 14.690,10 Đa phương 7.594,15 8.085,98 10.931,48 12.448,59 Các chủ nợ tư nhân 2.626,32 2.983,31 3.779,21 5.361,82 TỔNG CỘNG 19.252,55 21.816,51 27.928,67 32.500,51

- 34 -

Xét trên dư nợ, nợ của Việt Nam chủ yếu được cung cấp từ các chủ nợ chính thức hơn là nợ tư nhân. Nợ tư nhân chiếm tỷ trọng tương đối thấp, năm 2003 với 6,42% trong tổng dư nợ, tăng dần qua các năm, đến năm 2010 là 16,5%, chủ yếu của hình thức cho vay là các doanh nghiệp Việt Nam nợ dưới dạng L/C trả chậm hay cho thuê tài chính cho các doanh nghiệp Việt Nam có vốn đầu tư nước ngồi.

Chủ yếu trong cơ cấu nợ vẫn là nợ chính thức chiếm tỷ lệ trên 80%. Trong nợ

chính thức của Việt Nam chủ yếu là nợ song phương, chiếm tỷ lệ gần 60% trong tổng nợ chính thức, nhưng trong những năm qua xu thế cho vay song phương đã giảm, còn cho vay đa phương lại có xu thế tăng nhanh. Đây là sự thay đổi trong chính sách cho vay hiện nay trên thế giới. Các nhà tài trợ kết hợp với các cơng ty tài chính quốc tế cho vay và tài trợ theo các chương trình phát triển của các nước đang phát triển. Việt Nam cũng không nằm ngồi ảnh hưởng đó. Phần lớn nợđa phương là nợưu đãi. Sau 7 năm, Việt Nam đã tăng vay nguồn nợ này tới gần 3 lần (từ 4489 triệu USD năm 2003 lên 12.448 triệu USD năm 2010). Nợ song phương ưu đãi giảm cùng với sự tăng lên của nợ tư nhân và các nguồn cho vay thương mại khác.

Tính theo chủ nợ song phương, Việt Nam nợ Nhật Bản nhiều nhất với số tiền 8.290,94 triệu USD năm 2009 và 9.547 triệu USD năm 2010, trong đó chủ yếu là vốn vay ODA; thứ hai là nợ Pháp 1.122,52 triệu USD năm 2009 và 1.167,06 triệu USD năm 2010; thứ ba là Nga với 589,33 triệu USD năm 2009 và 568,77 triệu USD năm 2010 (theo Bản tin nợ của Bộ Tài Chính). Chỉ tính riêng ba quốc gia này, số

tiền Việt Nam đã vay chiếm gần 50% tổng nợ nước ngoài.

Ngoài ra, nước ta còn vay đa phương một số tổ chức như World Bank (với Hiệp hội Phát triển Quốc tế IDA) là 6.930,41 triệu USD, Ngân hàng Phát triển Châu Á là 4.174,74 triệu USD, chiếm 39,87% tổng nợ nước ngoài của chính phủ. Số cịn lại chủ yếu là các tổ chức quốc tế khác, hay người nắm giữ trái phiếu, các ngân hàng thương mại và các chủ nợ khác. (Hiện nay tài liệu trong nước và quốc tế (bộ tài chính, World Bank, IMF, WEO, WDI...) chưa có báo cáo chính thức cho năm 2011 - 2013 trình bày về nội dung theo cách phân loại chủ thể cho vay này. Cho nên, luận

- 35 -

văn cập nhật đến số liệu mới nhất hiện nay là năm 2010 từ Bản tin số 7 của Bộ Tài Chính (2011)).

Trong nguồn vốn vay đa phương này có một phần lớn là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) bao gồm những đóng góp của Chính phủ các quốc gia (nhà tài trợ song phương) và các tổ chức đa phương (nhà tài trợđa phương), với mục tiêu chính của nguồn vốn này là phát triển kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội với ít nhất 25% nguồn viện trợ khơng hồn lại. Nguồn vốn ODA có xu hướng tăng dần qua các năm, nếu như năm 2005, tổng số vốn cam kết là 3,75 tỷ USD; năm 2006 là 4,46 tỷ

USD; năm 2007 là 5,43 tỷ USD; năm 2008 là 5,4 tỷ USD; năm 2009 là 5,01 tỷ USD và năm 2010 là 8,06 tỷ USD. Tương ứng, tổng số vốn giải ngân cũng tăng qua các năm: năm 2006, tổng số vốn ODA giải ngân đạt 1,785 tỷ USD; năm 2007 là 2,176 tỷ USD; 2008 là 2,253 tỷ USD; năm 2009 là 4,105 tỷ USD; 2010 là 3,541 tỷ USD. Riêng, các năm gần đây thì cả ODA cam kết và ODA giải ngân được đều có xu hướng giảm hơn trước. ODA của năm 2011 là 7,9 tỷ USD, giải ngân được 3,659 tỷ

USD; ODA năm 2012 là 7,386 tỷ USD, giải ngân được 3,2 tỷ USD, năm 2013 cam kết hỗ trợ là 6,485 tỷ USD. Nguyên nhân xu hướng giảm này là do Việt Nam đã trở

thành quốc gia có mức thu nhập trung bình, các điều khoản cho vay trở nên kém ưu

đãi, với thời hạn ngắn hơn và lãi suất cao hơn. Và Ngân hàng Thế giới không tiếp tục kéo dài chương trình hỗ trợ khắc phục hậu quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. (Nguồn: Báo Điện tửĐảng Cộng Sản Việt Nam (năm 2006), Báo Điện tửĐảng Cộng Sản Việt Nam (năm 2009), và Thời báo Kinh tế Việt Nam (2012))[38,39, 29,36]

Tuy nhiên, khi tính tỷ lệ giải ngân so với cam kết qua các năm chỉ đạt khoảng hơn 40%, chậm hơn so với kế hoạch. Nguyên nhân do: một là đầu tư tràn lan, không trọng điểm, đầu tư dang dở. Hai là phân bổ vốn đầu tư tập trung vào khu vực nhà nước, nhưng đây lại không phải là khu vực hiệu quả cao, khu vực ngồi nhà nước

đóng góp vào GDP lớn hơn và thu hút nhiều lao động hơn. Ba là, phân bổ vốn đầu tư theo ngành bất hợp lý, tỷ trọng vốn đầu tư vào khu vực nông nghiệp thấp nhất và ngày càng giảm dần, bình quân giai đoạn 2006 - 2010 chỉ 6,4% trong khi đây lại là

- 36 -

ngành có hệ số ICOR thấp nhất và giải quyết được nhiều lao động nhất. Về mặt lý thuyết vốn phải chuyển vào khu vực sản xuất có lợi thế thay vì chun sang khu vực thâm dụng vốn hoặc dịch vụ hoặc phát triển các cơng trình mang tính tiêu dùng (Hạ

Thị Thiều Dao, 2011). Ngoài ra, sau khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp vào năm 2010, chi phí vốn vay có xu hướng tăng, nhiều khoản vay ODA có điều kiện ràng buộc từ bên ngồi, làm chi phí đầu vào cao, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư và khả năng trả nợ trong trường hợp các dự án được vay lại nguồn vốn vay ODA của Chính phủ.

Ngồi ra, xu hướng ODA cũng có sự thay đổi. Báo cáo Tóm tắt tình hình tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy cơ

cấu nguồn vốn ODA qua các năm thể hiện tỷ lệ tăng dần nguồn vốn vay từ 80% (giai đoạn 1993 - 2000) lên mức 81% (2001 - 2005) và đạt mức cao 93% (giai đoạn 2006 - 2010), và hiện ở mức 95,7% (2011-2012). Tính đến hết tháng 08/2012, trong tổng nguồn vốn ODA các nhà tài trợ dành cho Việt Nam, tỷ trọng vốn vay ưu đãi chiếm đến 87%, khoản viện trợ khơng hồn lại chỉ chiếm cịn 13%. Hay nói cách khác, nguồn vốn ODA cam kết dành cho Việt Nam sẽ thay đổi theo chiều hướng giảm dần tỷ trọng các khoản vay ưu đãi và viện trợ khơng hồn lại, tăng tỷ trọng nguồn vốn vay kém ưu đãi hơn, khi Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia

đang phát triển có thu nhập trung bình - thấp. Lĩnh vực được ưu tiên là giao thông vận tải - bưu chính viễn thơng, năng lượng và công nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp với giảm đói nghèo, điều chỉnh cơ cấu kinh tế và cải cách hành chính cơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của việt nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)