Gia tăng thu hút kiều hố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của việt nam (Trang 83 - 85)

Biểu đồ 2.2 Thuchi và thâm hụt ngân sách 2003-

3.2.6. Gia tăng thu hút kiều hố

Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank, 2006), dòng kiều hối là lợi ích lớn nhất mà các nước xuất khẩu lao động nhận được từ quá trình dịch chuyển lao động toàn cầu. Mấy năm trở lại đây, có sự tăng trưởng nhanh chóng của dịng kiều hối trong mối tương quan với các dịng tài chính khác. Trong khi các dịng tài chính khác khá bất ổn định, và thậm chí có khuynh hướng giảm từ sau năm 2000 thì kiều hối vẫn tăng một cách vững chắc.

(Nguồn: Đào Thị Thanh Tú (2011)) [11].

Tỷ lệ giữa lượng kiều hối/GDP theo tỷ giá thực tế của Việt Nam đã gần như tăng

- 83 -

hối/GDP đạt 5,85%; năm 2009, đạt 6,66%; năm 2010 đạt 7,3%. Năm 2011, lượng kiều hối tiếp tục tăng lên với 9 tỉ USD, tương đương 8% tổng sản phẩm quốc nội (thanh niên, 2011). Năm 2012, lượng kiều hối tiếp tục tăng lên với 10 tỉ USD, đứng hàng thứ 7 về quốc gia nhận kiều hối, tương đương 8,7% tổng sản phẩm quốc nội (vnexpress, 2013) [40].

Nguồn kiều hối ổn định và có tốc độ tăng nhanh hơn các nguồn viện trợ khác như

FDI và ODA, FII, sẽ là nguồn vốn hỗ trợ khắc phục những khó khăn trong thời kỳ

nền kinh tế chịu tác động của khủng hoảng. Ngoài ra, kiều hối cịn đóng vai trị quan trọng trong việc tài trợ thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam. Đây cũng là nguồn vốn tăng tương đối ổn định và khơng tạo gánh nặng nợ nước ngồi cho nền kinh tế. Sự gia tăng của việc chuyển kiều hối về quê hương giúp cho các NHTM phát triển được nhiều dịch vụ, nhiều kênh chuyển tiền, thúc đẩy sự phát triển và hội nhập với hệ thống tài chính quốc tế. Thêm vào đó, từ việc thiết lập quan hệ chuyển tiền trực tiếp với các NHTM tại các quốc gia có nhiều Việt kiều và người lao động Việt Nam, các ngân hàng còn tận dụng được sự phát triển cơng nghệ của các nước tiên tiến. Hay nói cách khác, tăng khả năng thu hút kiều hối, là một biện pháp nhằm giảm nợ, bù đắp thâm hụt cán cân vãng lai và thúc đẩy các hoạt động kinh tế phát triển. Vì vậy:

- Cần có nhiều chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư về quê hương dành cho Việt kiều.

- Nhà nước cần thống kê đúng, đầy đủ và kịp thời nguồn kiều hối để làm cơ sở

cho việc hoạch định chính sách kinh tế vĩ mơ. Cần có số liệu thống kê rõ cả về

lượng đầu tư trực tiếp của Việt kiều và mối liên hệ với số liệu các luồng ngoại tệ

khác.

- Nhà nước cần tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng mở rộng mạng lưới rộng

để thu nhận và chi trả kiều hối. Tăng cường mạng lưới chi nhánh Ngân hàng Thương mại Việt Nam tại nước ngoài và thiết lập quan hệ chuyển tiền trực tiếp với các Ngân hàng Thương mại tại các quốc gia có nhiều Việt kiều và người lao động Việt Nam.

- 84 -

- Đa dạng hoá sản phẩm cho đối tượng khách hàng mục tiêu là Việt kiều và người lao động Việt Nam ở nước ngoài.

- Ngân hàng Nhà nước cần lưu tâm các chính sách điều chỉnh tỷ giá phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của việt nam (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)