Đánh giá mức độ an toàn nợ nước ngồi theo tiêu chí HIPCs
Dựa trên chỉ số về tỷ lệ nợ nước ngoài trên thu ngân sách cho thấy Việt Nam vẫn là một quốc gia trong trạng thái nợ bền vững (xem bảng 2.5 và phụ lục 4). Quan sát số liệu này qua các năm, năm 2003, nợ nước ngoài cao hơn thu ngân sách là 1,6 lần (nợ nước ngoài/thu ngân sách là 161,82%), tỷ lệ này giảm trong các năm
- 37 -
tiếp theo. Năm 2004 là 148,42%, năm 2005 là 1132,26% và năm 2006 là 106,73%. Tỷ lệ này có khuynh hướng giảm đi chủ yếu là do nguồn thu ngân sách của Việt Nam qua các năm tăng lên. Nguyên nhân là do dầu mỏ là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước, mà giá xuất khẩu dầu thô trên thị trường thế
giới trong những năm này tăng lên đã làm cho nguồn thu từ thuế nhập khẩu xăng dầu cũng tăng lên. Thêm vào đó, Luật Ngân sách ban hành vào năm 2002 đã có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2004, với nội dung chủđạo là cải cách hệ thống thu ngân sách, trọng tâm là cải cách hệ thống thuế quốc gia đã được đặt lên vị trí hàng đầu. (Nguồn: mof.gov.vn) [30].
Năm 2006, nợ nước ngoài chỉ bằng 1,06 lần so với thu ngân sách (nợ nước ngoài trên thu ngân sách là 106,73%), năm 2007 là 1,15 lần (115,24%) thì đến năm 2009, nợ nước ngoài đã vượt qua nguồn thu ngân sách (124,66%), và cho đến nay, 2011, nợ nước ngoài đã gấp 1,69 lần so với số thu ngân sách và năm 2012, nợ nước ngoài cao gấp 1,3 lần so với số thu ngân sách. Nguyên nhân thu ngân sách năm 2012 có sụt giảm hơn so với các năm là do hai nguyên nhân chính là do: thực trạng
ốm yếu từ các doanh nghiệp (các doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể, phá sản...) và do giá dầu thế giới ở mức thấp. Cụ thể theo công bố của Bộ Tài chính, năm 2012, cả nước thu ngân sách đạt hơn 740.500 tỉđồng, bằng 100,3% kế hoạch dự tốn. Trong đó, thu nội địa đạt 459.480 tỉ đồng, bằng 92% dự toán. Thu từ dầu thô đạt 144.400 tỉ đồng, vượt 66% dự toán; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 131.500 tỉđồng, bằng 85% dự tốn. Nếu khơng kể số thu từ dầu thơ thì kết quả thu năm 2012 chỉđạt 94,6% so với dự toán (nguồn: vneconomy (2013), người lao động (2013)) [37, 33]. Tuy thu ngân sách năm 2012 có giảm nhưng xét về tỷ lệ nợ nước ngoài/thu ngân sách vẫn trong giới hạn là quốc gia có nợ nước ngồi bền vững.
Bảng 2.5. Các tiêu chí đánh giá độ an tồn nợ nước ngồi của HIPCs
Chỉ tiêu Năm
2003 2004 2005 2006 2007
Nợ nước ngoài/thu ngân sách (%) 161,82 148,42 132,26 106,73 115,24 Nợ nước ngoài/xuất khẩu (%) 67,78 58,92 51,47 40,9 41,76 Thu ngân sách/GDP (%) 25,77 27,77 28,44 29,68 29,4 Xuất khẩu/GDP(%) 59,29 65,74 69,36 73,61 76,9
- 38 -
2008 2009 2010 2011 2012
Nợ nước ngoài/thu ngân sách (%) 100,59 124,66 166,36 169,39 130,11 Nợ nước ngoài/xuất khẩu (%) 37,28 52,01 61,56 54,47 56,01 Thu ngân sách/GDP (%) 29,28 28,12 28,23 26,61 27,65 Xuất khẩu/GDP(%) 77,92 68,3 77,53 87,02 77,62
Nguồn: ADB(2013), WDI(2013), WEO (2013)
Còn chỉ tiêu về nợ nước ngoài trên xuất khẩu thể hiện dao động ít hơn, xắp xỉ từ 59% đến khoảng 87% đều dưới 165% (nợ ít), cho thấy Việt Nam vẫn trong trạng thái có nợ bền vững. Tuy vậy, tỷ lệ xuất khẩu trên GDP của Việt Nam cao hơn 30% và thu ngân sách trên GDP cao hơn 15%, cho thấy Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế mở. Do đó, theo IMF thì những quốc gia có nền kinh tế mở trong trường hợp này vẫn có thể rơi vào tình trạng nợ thiếu bền vững. Do đó, dù bối cảnh nợ nước ngồi ở Việt Nam có dấu hiệu tốt, nhưng vẫn cần lưu tâm đến vai trò của nợ và cần có sự nối kết, dựa trên tăng trưởng và phát triển kinh tế để xác định quy mơ nợ nước ngồi cần vay nhằm giúp duy trì và ngày càng tốt hơn tình trạng nợ bền vững cho Việt Nam.
Đánh giá mức độ an toàn nợ nước ngồi theo tiêu chí của Ngân Hàng Thế
Giới
Trước năm 2009, Việt Nam là nước có thu nhập thấp, tiêu chí nợ nước ngồi so với GNI qua các năm dao động trong khoảng từ 30% - 50%, căn cứ theo chỉ tiêu này thì Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia có thu nhập thấp, mức nợ vừa. Qua bảng 2.6 (xem thêm Phụ lục 5).
Bảng 2.6. Phân tích nợ nước ngồi của Việt Nam theo tiêu chí của World Bank
Chỉ tiêu Năm
2003 2004 2005 2006 2007
Nợ nước ngoài/GNI (%) 41,00 40,36 36,71 31,35 33,82 Nợ nước ngoài/Xuất khẩu(%) 67,78 58,92 51,47 40,90 41,76 Nghĩa vụ nợ/xuất khẩu (%) 3,62 2,73 2,64 2,15 2,30 Nghĩa vụ trả lãi/xuất khẩu (%) 1,28 1,17 1,18 1,00 1,10 GNI trên người (USD) 480 550 630 700 790
2008 2009 2010 2011 2012
- 39 -
Nợ nước ngoài/Xuất khẩu(%) 37,28 52,01 61,56 54,47 58,02 Nghĩa vụ nợ/xuất khẩu (%) 1,98 2,25 3,39 3,16 3,27 Nghĩa vụ trả lãi/xuất khẩu (%) 0,84 0,85 0,98 0,94 0,96 GNI trên người (USD) 920 1.030 1.160 1.270 1.278
Nguồn: WDI(2013), Trading economics (2013)
Những năm gần đây, mặc dù GNI trên người của Việt Nam không ngừng tăng lên, nếu như năm 2009, thu nhập quốc dân còn là 1.030 USD/người thì ngay năm sau đó (2010), thu nhập đã tăng lên 1.160 USD/người, tức là đã tăng gần 13%, và
đến cuối năm 2012 thì thu nhập trên người đã là 1.278 USD, tăng 24,07%.
Tuy nhiên, đồng thời với thời điểm Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp thì nợ nước ngồi trên GNI cũng có khuynh hướng tăng lên và dần tiến cận đến ngưỡng 50%. Như vậy, cho đến thời điểm này, Việt Nam vẫn là quốc gia có nợ nước ngoài ở mức vừa và có thu nhập trung bình thấp (năm 2011, GNI trên người là 1270 và nợ nước ngoài là 49,12% và năm 2012 là 1278 triệu USD và 48,74%) nhưng theo mức ngưỡng an tồn là 50% thì Việt Nam đang có dấu hiệu trở
thành quốc gia có mức nợ nước ngồi cao.
Cịn nếu xét theo ba tiêu chí cịn lại của World Bank là tỷ lệ nợ nước ngoài trên xuất khẩu dưới 165%, nghĩa vụ trả nợ so với xuất khẩu thấp hơn 18% và tỷ lệ nghĩa vụ trả lãi so với xuất khẩu thấp hơn 12%, về cơ bản, ba tiêu chí này thể hiện bức tranh toàn cảnh về khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ của quốc gia. Trong đó, đặc biệt là tiêu chí lãi trên xuất khẩu, một quốc gia phải thanh toán lãi với mức lãi suất
được quy định trong cam kết cho vay, thông thường lãi này được trích từ thu nhập từ xuất khẩu. Quốc gia mắc nợ trong quá khứ thì hiện tại và tương lai họ sẽ trích thu nhập từ xuất khẩu càng nhiều và hạn chế khối lượng ngoại tệ dành cho nhập khẩu.
Đây được xem là chỉ tiêu tốt nhất đểđánh giá nợ vì khơng chỉđề cập đến gánh nặng nợ mà cịn chỉ ra chi phí vay nợ (Hạ Thị Thiều Dao, 2011) [3]. Vì thế, dựa trên ba tiêu chí này cho thấy Việt Nam thuộc các nhóm nước có thu nhập trung bình thấp và mức nợ nước ngoài thấp. Riêng chỉ tiêu nghĩa vụ trả lãi trên xuất khẩu thì cịn cách một khoản tương đối so với mức ngưỡng, điều này cho thấy trong hiện tại, Việt Nam chưa chịu quá nhiều áp lực phải trả nợ nước ngồi.
- 40 -
Tóm lại, mặc dù có chỉ tiêu sát cận ngưỡng an toàn nhưng hầu như các chỉ tiêu còn lại thì khoản cách vẫn còn khá xa. Cho thấy, theo tiêu chí đánh giá của Ngân hàng Thế Giới thì nợ nước ngoài vẫn nằm trong giới hạn an toàn. Đây là một dấu hiệu tốt, cần duy trì và phát huy.