Biểu đồ 2.2 Thuchi và thâm hụt ngân sách 2003-
3.2.5. Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi thơng qua chứng khoán vốn
Đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Indirect Investment – FII) tồn tại dưới dạng các khoản vốn được huy động từ nước ngoài đầu tư vào các chứng khoán cổ phần (equity securities), các nhà đầu tư gián tiếp thường chủ yếu quan tâm đến lợi tức và sự an tồn của các chứng khốn mà họđầu tư vào.
- Dịng vốn này sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững hơn. - Hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện cơ chế quản lý công ty.
- FII cịn góp phần làm tăng nguồn cung về vốn trên thị trường vốn nội địa và làm giảm chi phí trong việc huy động vốn thơng qua việc đa dạng hóa rủi ro, giúp cho thị trường tài chính trong nước hoạt động hiệu quả hơn.
- 80 -
- Đối với thị trường cổ phiếu nói riêng, vai trị của FII còn nâng cao sự phát triển của thị trường này, tăng cường tính kỷ luật đối với thị trường tài chính trong nước, nâng cao năng lực quản lý rủi ro cho các nhà đầu tư trong nước cũng như các thể chế tài chính khác.
Tuy nhiên, bài học về sự tăng trưởng quá nóng của thị trường chứng khoán những năm 2006 - 2008 đã để lại nhiều bài học cho Việt Nam như kinh tế tăng trưởng nóng do các dòng vốn vào vượt quá tổng cầu, sự gia tăng quá nhiều trong
đầu tư, đặc biệt là dòng vốn FII sẽ tạo ra áp lực về lạm phát. Nếu như lạm phát từ
2003 - 2006 chỉ xấp xỉ ở khoảng 7% - 8% thì năm 2007, lạm phát là 12,63%; năm 2008, lạm phát tăng đến đỉnh là 19,89%. Đến năm 2010, lạm phát là 11,75%, lạm phát 2011 là 18,58% (Nguồn: Tổng cục Thống kê (2013)) [35], không chỉ thế thâm hụt tài khoản vãng lai cũng chịu ảnh hưởng tăng theo, nếu như 2003-2006, thâm hụt cán cân ở khoảng hơn 2.372 triệu USD thì sang năm 2007 đã là 10.199 triệu USD.
Đến năm 2010 là 8.875 triệu USD và là 1.149 triệu USD cho năm 2011. Tuy nhiên,
để tăng trưởng kinh tế thì thu hút nguồn vốn nước ngoài hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, các doanh nghiệp và thị trường là điều rất cần thiết.
Thực tế cho thấy các nước đang phát triển như Việt Nam cần rất thận trọng trong việc tự do hoá tài khoản vốn. Cần có được sự mềm dẻo trong việc thắt chặt kiểm soát cũng như nới lỏng kiểm sốt.
Quản lý dịng vốn đầu tư FII có thể chia làm hai mảng chính, đó là quản lý hoạt
động đầu tư và quản lý dòng lưu chuyển vốn (quản lý ngoại hối). Trong đó, việc quản lý hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài là thuộc trách nhiệm cuả Bộ
Tài chính (Ủy ban Chứng khốn nhà nước) và một phần của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, trong khi đó trách nhiệm kiểm sốt hoạt động lưu chuyển vốn thuộc trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước. Hai mảng này, tuy tách biệt song lại bổ sung cho nhau và tạo thành một cơ chế quản lý thống nhất (Nguồn: Nguyễn Tấn Hoằng, 2011) [5]. Vì vậy vấn đềđặt ra cần xử lý ởđây tập trung vào một số vấn đề lớn như sau:
- Rà soát và kiểm soát chặt các khoản vay ngoại tệ ngắn hạn. Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài Chính phải thường xuyên đánh giá lại các khoản vay nợ ngắn hạn
- 81 -
nước ngồi của Chính phủ, ngân hàng và các doanh nghiêp (kể cả khoản LC trả
chậm) và danh mục đầu tư gián tiếp nước ngoài. Trên cơ sởđó căn cứ vào mức dự
trữ ngoại tệ quốc tếđể có đối sách thích hợp.
- Quản lý chặt thị trường giao dịch ngoại tệ tự do, để tránh hiện tượng đầu cơ
dẫn đến xu hướng chính nhà đầu tư trong nước rút tiền chuyển thành ngoại tệ, gây sức ép lên vấn đề tỷ giá và dự trữ ngoại hối. Đồng thời, xử lý linh hoạt vấn đề tỷ giá
để tăng khả năng chống đỡ của nền kinh tế, giảm bớt lợi thế của việc rút vốn nước ngoài và hỗ trợ xuất khẩu
- Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đối với các tập đồn, tổng cơng ty hoạt động trong các lĩnh vực có nhiều tiềm năng và gắn với niêm yết trên TTCK để thu hút các dịng vốn đầu tư nước ngồi. Đẩy mạnh, việc bán ra cổ phần cho các đối tác chiến lược nước ngoài đối với cổ phần nhà nước đang nắm giữ chi phối ở một số công ty lớn đã niêm yết trên thị trường chứng khốn như Tập đồn Bảo Việt; Vietcombank; Vietinbank...
- Chủ động phòng tránh những mặt trái của luồng vốn FII. Tăng cường sự
vững chắc của hệ thống tài chính trong nước đảm bảo có khả năng chống chọi những rủi ro, bất ổn gây ra từ các dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi thơng qua việc tăng dự trữ ngoại tệ của quốc gia, nâng cao chất lượng các khoản đầu tư và chất lượng tài sản, phát triển các sản phẩm và các dịch vụ thị trường... để thị trường vốn nước ta có thể trở thành một trong những kênh huy động vốn đầu tư ngày càng quan trọng cho nền kinh tế quốc dân.
- Quản lý chặt chẽ nguồn vốn đầu tư gián tiếp qua hệ thống ngân hàng và thị
trường chứng khoán. Mọi sự biến động nhỏ của thị trường và nguồn vốn này đều cần có biện pháp xử lý linh hoạt, phù hợp, tránh để tình trạng nguồn vốn quay ra ồ ạt.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán, tập trung vào: (i) Hồn thiện khung pháp lý, thể chế, chính sách cho thị trường; Hồn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ Chiến lược phát triển thị trường 2011-2020; Đề án quản lý vốn đầu tư gián tiếp..vv; (ii) Tăng cường công tác quản lý, phát triển hàng hóa thị
- 82 -
trường: tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để gắn công tác cổ phần hóa với chào bán chứng khốn ra cơng chúng và đưa vào giao dịch trên thị trường có tổ chức; tăng cường giám sát, kiểm tra, quản lý chặt chẽ việc chào bán chứng khốn ra cơng chúng và việc sử dụng vốn huy động của các tổ chức phát hành; (iii) Thực hiện công tác quản lý, phát triển các định chế trung gian hoạt động trên thị
trường, triển khai việc thực hiện các tiêu chí an tồn tài chính trong các cơng ty chứng khốn, cơ chế xử lý rủi ro trong các tổ chức kinh doanh chứng khốn; tăng cường cơng tác quản lý, giám sát các định chế trung gian, văn phòng đại diện nước ngoài.