Biểu đồ 2.2 Thuchi và thâm hụt ngân sách 2003-
3.2.2.2. Về những giải pháp quản lý chi ngân sách nhà nước
Chi ngân sách nhà nước (NSNN) là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất
định. Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo
đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.(Nguồn: Luật Ngân sách Nhà nước, 2002) [18]. Chi NSNN quá mức làm thâm hụt ngân sách tăng cao, qua đó có thể gây áp lực làm gia tăng lạm phát, thoái lui đầu tư, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế... Do đó, cần có những biện pháp quản lý chi NSNN hiệu quả hơn.
Thứ nhất, tăng cường kiểm soát chặt chẽ chi ngân sách nhà nước
Nhà nước cần phải thực hiện việc cơ cấu lại các khoản chi của NSNN, từng bước xác định phạm vi ngân sách như: tách hoạt động bảo hiểm xã hội ra khỏi ngân sách; phân định rõ hoạt động sự nghiệp và quản lý hành chính cơng để có chính sách tài chính thích hợp; loại bỏ những khoản chi khơng cần thiết, những khoản chi lãng phí. (Nguồn: Lê Phan Thị Diệu Thảo (2012)) [9].
Thứ hai, tăng chi ngân sách cho đầu tư phát triển
- Chính sách chi ngân sách trong tương lai nên tăng tỷ lệ chi ngân sách cho chi
đầu tư phát triển, kết hợp với xây dựng cơ chế giám sát chặt chẽ của Quốc hội từ
giai đoạn đầu tiên khi giải ngân vốn NSNN, cho đến giai đoạn hoàn tất, nhằm phát triển kinh tế và tạo điều kiện cải thiện cán cân ngân sách trong tương lai.
- 72 -
- Bên cạnh đó, Nhà nước nên thực hiện chính sách giảm chi phí quản lý hành chính, cải cách tiền lương đi liền với việc tinh giản biên chế những bộ phận công chức kém hiệu quả và dư thừa.
Thứ ba, nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động đầu tư nói chung và quản lý chi đầu tư phát triển nói riêng
- Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển phải bám sát chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất. Kế hoạch hóa vốn đầu tư phải gắn liền với việc cải tiến, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, bảo đảm quy hoạch phải đi trước một bước.
- Thực hiện công khai, minh bạch trong công tác quy hoạch. Tổ chức công bố
rộng rãi các đồ án đến cộng đồng. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cộng
đồng đối với công tác quy hoạch. Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với quy hoạch đã được phê duyệt theo đúng Nghịđịnh 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ “về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội” [15].
- Chi đầu tư phát triển ngân sách nhà nước vào cơ sở hạ tầng, vào việc xây dựng cơ cấu đầu tư; xác định những trọng điểm đầu tư, kiên quyết chấm dứt tình trạng dàn trải, phân tán trong bố trí kế hoạch vốn đầu tư; phát huy lợi thế kinh tế của các địa phương như kinh tế biển, du lịch và các di sản văn hóa thế giới...
- Thực hiện công khai, minh bạch trong phân bố vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.
- Quản lý vốn đầu tư, lập kế hoạch vốn đầu tư, tập trung xử lý dứt điểm nợ đọng kéo dài trong xây dựng cơ bản. Tích cực giải quyết nợ tồn đọng trong đầu tư
xây dựng theo hướng: các ngành và các địa phương tiến hành rà soát, thống kê chính xác số nợ xây dựng cơ bản, kiểm tra và đảm bảo nguyên tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng.
- Cơ cấu lại các khoản chi ngân sách nhà nước, phân định rõ hoạt động sự
nghiệp và quản lý hành chính cơng để có chính sách tài chính thích hợp; loại bỏ
- 73 -
- Chính sách chi ngân sách trong tương lai nên tăng tỷ lệ chi ngân sách cho chi
đầu tư phát triển, kết hợp với xây dựng cơ chế giám sát chặt chẽ của Quốc hội từ
giai đoạn đầu tiên khi giải ngân vốn ngân sách nhà nước, cho đến giai đoạn hoàn tất, nhằm phát triển kinh tế và tạo điều kiện cải thiện cán cân ngân sách trong tương lai.
- Thực hiện chính sách giảm chi phí quản lý hành chính, cải cách tiền lương đi liền với việc tinh giản biên chế những bộ phận công chức kém hiệu quả và dư thừa.
- Thực hiện xã hội hóa chi ngân sách nhà nước. Một trong những chính sách trọng yếu của quốc gia đó là chi ngân sách cho phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, tăng chi ngân sách cho việc xóa đói giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, các hoạt động về an sinh xã hội. Đây cũng là những nhiệm vụ chi ngân sách mà Nhà nước bắt buộc phải thực hiện, nên
để giảm gánh nặng cho ngân sách, thu hẹp phạm vi trang trải của ngân sách, Nhà nước có thể tiến hành xã hội hóa các khoản chi này, kêu gọi sự đầu tư, góp vốn của tư nhân đối với các khoản chi này. Nhà nước nên cho phép tư nhân được tham gia
đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xây dựng đường sá, cầu cống v.v. hoặc cao hơn nữa là áp dụng mơ hình phối hợp cơng và tư (PPP), trong hoạt động dịch vụ cơng. Mơ hình này giúp tận dụng ưu điểm của tư nhân trong vấn đề quản lý và điều hành, giám sát dự án, cũng như san sẻ gánh nặng của ngân sách. Mơ hình được kỳ vọng là sẽ góp phần ổn định ngân sách nhà nước; cải thiện kết quả chi ngân sách nhà nước khi cắt giảm được chi phí, tăng hiệu quả nhờ cạnh tranh; cải thiện hoạt động quản trị và quản lý; giảm tham nhũng và thất thốt lãng phí vốn ngân sách nhà nước (Nguồn: Lê Phan Thị Diệu Thảo (2012)) [9].
- Xây dựng cơ chế phân cấp quản lý tài chính – ngân sách nhà nước: đổi mới và hồn thiện cơ chế phân cấp quản lý tài chính – ngân sách nhà nước, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống ngân sách nhà nước và vai trò chủ đạo của ngân sách trung
ương; Đồng thời, thực hiện đẩy mạnh phân cấp cả về nguồn lực, thẩm quyền, gắn quyền hạn với trách nhiệm để giảm bớt sự phụ thuộc của ngân sách địa phương vào ngân sách trung ương nhằm phát huy tính chủđộng, sáng tạo của địa phương và các
- 74 -
ngành trong việc quản lý tài chính – ngân sách đã được phân cấp. Đẩy mạnh việc khoán biên chế và chi phí hành chính nhằm tăng tính tự chủ, quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị sử dụng ngân sách, tăng cường cơ chế tự chủ tài chính, tăng cường xã hội hóa các lĩnh vực trước đây phải chi thường xuyên như thể thao và giáo dục. Nhà nước cần có cơ chế phân cấp rõ ràng, phân định nguồn thu, nhiệm vụ chi của địa phương, động viên địa phương tự cân đối ngân sách của địa phương mình. Nhà nước cần tuyệt đối tránh tình trạng bao cấp ngân sách cho địa phương, siết chặt kỷ luật tài chính cơng và phải xem xét, đánh giá kỹ trước khi cấp ngân sách cho một dự án nào đó.
Tóm lại, kiểm soát thâm hụt ngân sách là việc vô cùng cần thiết phải thực hiện, nhằm giữ vững kỷ luật tài chính quốc gia và độ bền vững, an toàn cho ngân sách nhà nước.