Nâng cao hiệu quả đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của việt nam (Trang 76 - 78)

Biểu đồ 2.2 Thuchi và thâm hụt ngân sách 2003-

3.2.3.2. Nâng cao hiệu quả đầu tư

Khó khăn lớn nhất liên quan tới hoạt động đầu tư sử dụng vốn nhà nước là sự mất cân đối rất lớn giữa nhu cầu vốn có thể cân đối và nhu cầu đầu tư, nhất là của các

- 76 -

địa phương. Nhiều dự án đầu tư, kể cả trong các lĩnh vực ưu tiên đầu tư như kết cấu hạ tầng giao thơng cịn phải bị cắt giảm, đình hỗn, nhiều tuyến đường dở dang, xuống cấp,... Do đó, trọng tâm của đổi mới quản lý và nâng cao hiệu quảđầu tư sử

dụng vốn là khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, không đồng bộ và tình trạng đầu tư cả những dự án khơng cần thiết, kém hiệu quả, những dự án chưa hoàn thành thủ tục đầu tưđã tồn tại từ nhiều năm (Tạp chí Đảng Cộng Sản, 2013) [42]. Cụ thể:

- Nghiêm túc trong việc rà soát, thống kê, phân loại nợđọng, xác định cụ thể

nguyên nhân của từng khoản nợđọng (khách quan, chủ quan), trên cơ sởđó có kế

hoạch và lộ trình xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản một cách công khai, công bằng và tổ chức thực hiện nghiêm túc, triệt để.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các dự án đầu tư

xây dựng cơ bản, chủđộng áp dụng các biện pháp xử lý, khắc phục tình trạng phân bổ vốn đầu tư dàn trải, quyết định dự án không đảm bảo cân đối đủ nguồn vốn, bố

trí vốn đầu tư chưa đúng nguồn, giải ngân chậm... Xác định rõ trách nhiệm và có hình thức kỷ luật nghiêm khắc đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm.

- Thiết lập và vận hành quy trình hợp lý, chặt chẽ, có hiệu quả về xác định, thẩm định, lựa chọn, phân bổ vốn và thực hiện dự án đầu tư nhà nước; chỉ những dự

án đáp ứng tiêu chí về hiệu quả kinh tế - xã hội mới được lựa chọn.

- Trong điều kiện nguồn vốn hạn hẹp, tập trung bố trí đủ vốn đầu tư thực hiện các dự án quan trọng nhất, có hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất trong số các dự án

đã chọn theo quy trình, khắc phục đầu tư dàn trải, phân tán, thiếu đồng bộ và kém hiệu quả.

- Tăng cường kỷ cương phân cấp đầu tư công, quyết định đầu tư phải trên cơ

sở cân đối và bố trí được nguồn vốn, áp dụng các chế tài nhằm nâng cao hiệu quả

dự án đầu tư, tránh sai sót, rủi ro ngay từ chủ trương đầu tư.

- Hoàn thiện cơ chế đấu thầu, thực hiện đấu thầu đúng quy định. đặc biệt cần

- 77 -

ứng mục tiêu đấu thầu, đảm bảo chất lượng xây lắp và giá cả hợp lý. Xử phạt các trường hợp vi phạm quy chếđấu thầu.

- Nâng cao chất lượng của công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, gắn kế

hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nói chung, quy hoạch vùng, ngành hàng năm, 5 năm và chiến lược kinh tế trung và dài hạn.

- Đơn giản hóa các thủ tục giải ngân vốn ngân sách, vốn tín dụng, tăng cường giám sát và quyết toán dự án sử dụng hai loại vốn này.

- Tăng cường vai trò của cơ quan kiểm toán nhà nước trong thẩm định quyết tốn dự án hồn thành. Đối với các dự án khơng tn theo trình tự của cơ chế quản lý đầu tư sẽ không được cấp vốn mặc dù được đưa vào kế hoạch đầu tư. Qua đó nhằm hạn chế tiêu cực trong tranh giành dự án đầu tư bằng vốn ngân sách và tránh lãng phí vốn ngân sách nhà nước.

- Nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác giám sát các dự án đầu tư nhà nước thông qua việc tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội, cơng tác kiểm tốn các dự

án đầu tư công cũng như cơ chế giám sát của người dân và các tổ chức xã hội đối với hoạt động đầu tư công.

- Tập trung đầu tư công vào một số dự án trọng điểm, có tính đột phá và lan tỏa đối với ngành sản xuất, vùng kinh tế. Tập trung đầu tư công vào dịch vụ phúc lợi công cộng, giảm dần đầu tư công vào phát triển sản xuất. Cải cách NSNN theo hướng thúc đẩy sử dụng hiệu quả nguồn vốn.

- Thay đổi cơ chế quản lý, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tách chức năng quản lý của các cơ quan nhà nước và chức năng quản lý dự án của chủđầu tư, tránh tình trạng chồng chéo chức năng ở một số bộ, ngành và địa phương.

- Sớm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Xây dựng và phát triển mơi đầu tư cơng khai, minh bạch và có thể kiểm soát

được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của việt nam (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)