Cơ cấu nợ nước ngoài của Việt Nam chủ yếu là nợ dài hạn, chiếm tỷ trọng hơn 80%, có những năm nợ dài hạn lên đến hơn 90%. Theo đó, một nền kinh tế có một cơ cấu nợ trong đó nợ dài hạn chiếm tỷ trọng cao, được rải đều ra các năm thì quốc gia này có thể cân đối được các hoạt động vay nợ mới để trả nợ cũ, do đó khơng chịu sức ép của nợ nần. Hay nói cách khác, cơ cấu nợ nước ngoài của Việt Nam như
hiện nay là tương đối an toàn và vẫn đảm bảo khả năng trả nợ.
Bảng 2.2. Cơ cấu nợ của Việt Nam theo kỳ hạn nợ Chỉ tiêu
Năm
2003 2004 2005 2006 2007
Nợ dài hạn (triệu USD) 14.259,51 15.500,65 16.192,73 15.969,23 18.415,85 Nợ ngắn hạn (triệu USD) 1.289,40 2.141,09 2.574,42 2.427,00 4.630,00 Nợ dài hạn (% tổng nợ) 89,35 86,15 85,05 85,63 79,09
2008 2009 2010 2011 2012
Nợ dài hạn (triệu USD) 22.014,37 27.320,93 41.864,23 47.380,54 40.642,00 Nợ ngắn hạn (triệu USD) 4.278,70 5.186,00 6.949,43 9.964,00 8.258,00 Nợ dài hạn (% tổng nợ) 83,11 82,58 84,84 81,92 83,11
(Nguồn: WDI (2013))
Trong cơ cấu nợ, tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng nợ là một tỷ lệ đáng quan tâm. Ta thấy, nợ ngắn hạn của Việt Nam giai đoạn 1995-2012 chiếm tỷ lệ khiêm tốn, từ 5,9% đến gần 20%, bình qn trong tồn giai đoạn chiếm khoảng 13,28%.
Đây là một tỷ lệ khá thấp so với nợ dài hạn, đặc điểm nợ ngắn hạn của Việt Nam chủ yếu là tiền lãi từ các món nợ vay q hạn, cịn nợ vay thương mại và tín dụng thương mại chiếm tỷ lệ hạn chế trong nợ ngắn hạn.
Từ đó nhận thấy rằng Việt Nam có tỷ lệ nợ ngắn hạn thấp là một cơ cấu tốt, trong kế hoạch tương lai cần có những biện pháp tiếp tục duy trì mức độ ổn định
- 32 -
của cơ cấu nợ này. Ngoài ra, nếu cần tăng vay thương mại và tín dụng thương mại
để hỗ trợ cho hoạt động kinh tế thì cần có những kế hoạch và biện pháp sử dụng nguồn vốn này mang tính sử dụng bổ sung, có khả năng hồn trả nợ nhanh và thật sự hiệu quả cho nền kinh tế.