Biểu đồ 2.2 Thuchi và thâm hụt ngân sách 2003-
2.2.7. Kết quả ước lượng
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích đồng liên kết là phương pháp định lượng được sử dụng để ước lượng nợ nước ngoài trên GDP tác động đến tăng trưởng kinh tế thực cân bằng trong ngắn hạn và dài hạn ở các nền kinh tếđang phát triển hiện nay.
- 60 -
Từ các kiểm định trình bày ở trên và phụ lục 9,10,11 và 12, mơ hình tối ưu nhất
để ước lượng tác động dài hạn nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế thực theo phương pháp của Johansen.
Kết quả ước lượng mơ hình trong dài hạn:
gY = 12.6272 - 0.2148 ED(-1)
Theo kết quả ước lượng thì biến nợ nước ngồi đều có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế thực với mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% .
Kết quả ước lượng cho thấy, khi tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP tăng lên sẽ gây
ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tỷ lệ nợ nước ngồi trên GDP tăng 1% thì bình quân tăng trưởng kinh tế GDP thực sẽ giảm 0.2148%. Và ngược lại, khi nợ nước ngồi giảm 1% thì bình qn tăng trưởng kinh tế GDP thực sẽ tăng 0.2148%.
Kết quả ước lượng mơ hình trong ngắn hạn:
∆GY = - 0.0377 + 0.1203*∆GYt-1 - 0.2354*∆GYt-2 +0.0694*∆GYt-3
-0.0452*∆EDt-1 - 0.0346*∆EDt-2 +0.0054*∆EDt-3 - 0.2080ECt-1
Từ kết quả trên cho thấy trong ngắn hạn, tăng trưởng kinh tế chịu ảnh hưởng tăng trưởng thực của chính nó ở độ trễ 2 quý (t-2) và chịu ảnh hưởng của nợ nước ngoài với độ trễ là 1 quý (t-1).
Hệ sốước lượng của ECT với độ trễ là t-1 trong ngắn hạn có mức ý nghĩa thống kê nhỏ hơn 5% và 10%, đảm bảo rằng nghiên cứu có tồn tại quan hệ đồng liên kết giữa chuỗi nợ nước ngoài trong dài hạn và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, nhưđã tìm ra ở phần trước theo giả thuyết của Granger (1977). Sai số hiệu chỉnh EC có giá trị -0.2080 và giá trị thống kê t là -2.1721, hệ số ước lượng có giá trị âm củng cố
thêm cho tính ổn định của mơ hình ước lượng dài hạn và phản ánh sự điều chỉnh hướng về mức cân bằng của tăng trưởng kinh tế GDP thực. Tức là nếu như, mức biến động này lệch khỏi xu hướng cân bằng dài hạn thì sau một thời kỳ, mức điều chỉnh của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tếđể quay lại mối quan hệđồng liên kết cân bằng bền vững là 20.80%
- 61 -
R2= 55.71%, cho thấy mơ hình giải thích được 55,71% sự biến động của tăng trưởng kinh tế thực. Hay nói cách khác, biến nợ nước ngồi trên tăng trưởng kinh tế
giải thích 55,71% sự thay đổi biến tăng trưởng kinh tế thực.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
(i) Đề tài đã phân tích và đánh giá tổng quan tình hình nợ nước ngoài của Việt Nam qua các giai đoạn phát triển kinh tế. (ii) Đề tài cũng đã cung cấp các tiêu chí
để đánh giá mức độ nợ của việt Nam và giải thích nguyên nhân chủ yếu Việt Nam vay nợ nước ngoài là để nhằm bù đắp ba cân đối cơ bản của nền kinh tế Việt Nam,
đó là cân đối thâm hụt cán cân tổng thể, thâm hụt ngân sách và cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tư. (iii) Luận văn cũng đã cung cấp khung phân tích lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm cho thấy nợ nước ngoài của Việt Nam có xu hướng ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, càng vay nợ để thúc đẩy tăng trưởng thì GDP thực càng có khuynh hướng giảm mặc dù mức độ giảm này chưa cao. Tuy nhiên, cũng là một dấu hiệu để Chính Phủ cần phải cân nhắc hiệu quả của việc thu hút các khoản vay nợ nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- 62 -
CHƯƠNG 3