Biểu đồ 2.2 Thuchi và thâm hụt ngân sách 2003-
3.2.1. Hạn chế thâm hụt cán cân thương mạ
Hạn chế tối đa việc tài trợ thâm hụt cán cân thương mại bằng tích lũy nợ quá hạn. Nợ quá hạn luôn phải trả lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suất trả đúng hạn, điều này sẽ gây nên áp lực trả nợ ngày càng lớn hơn. Hơn nữa, điều này làm giảm uy tín của Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế, dẫn đến khó khăn trong việc huy
- 65 -
Xuất khẩu Việt Nam tuy có tốc độ tăng trưởng nhanh qua các năm (phụ lục 6),
đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy phát triển các chuỗi dịch vụ, sản xuất, tài chính - tiền tệ, và tăng quy mô cán cân thương mại trong nhiều năm qua. Xuất khẩu cũng là nguồn thu ngoại tệ để bù đắp các cán cân cơ bản của nền kinh tế và cũng là nguồn thu ngoại tệđể trả nợ nước ngoài.
Tuy nhiên, xét về tổng thể, xuất khẩu Việt Nam tuy có tốc độ tăng nhanh nhưng thiếu chắc chắn do cơ cấu xuất khẩu hàng hóa nước ta vẫn chủ yếu là xuất khẩu những mặt hàng thô hoặc sơ chế. Một số hàng hóa như dầu thơ, than đá, cao su, gạo và cà phê vẫn là những hàng hóa xuất khẩu chủ lực. Điều này, dẫn tới hai hệ quả tác
động chưa tích cực tới tăng trưởng và tính ổn định của kim ngạch xuất khẩu:
- Tăng trưởng sản lượng có giới hạn. Chẳng hạn, sản lượng xuất khẩu dầu thô 2010 đạt 8 triệu tấn với kim ngạch gần 5 tỉ USD, giảm 40,4% về lượng và giảm 20% về trị giá so với cùng kỳ năm 2009, nông sản cũng gặp hạn chế về khả năng tăng sản lượng.
- Giá cả xuất khẩu những hàng hóa xuất khẩu chủ lực nhạy cảm với những biến
động của thị trường, tạo nên rủi ro lớn. Nhưng ngay cả khi thị trường biến động theo chiều hướng thuận lợi với mặt hàng xuất khẩu, chẳng hạn như tỷ giá hối đối tăng thì nhiều mặt hàng xuất khẩu khơng thể tăng sản lượng vì hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đã phát huy hết công suất sản xuất và khơng thể khai thác tiếp nhằm đảm bảo tính bền vững dài hạn (như dầu thô, than đá,...) hay một số nhóm hàng phụ bị
tác động quá nhiều của thời tiết (như nông sản, thủy sản,...).
- Nhóm hàng cơng nghiệp để xuất khẩu thì trước tiên lại phải nhập khẩu nguyên phụ liệu, nhập khẩu dây chuyền sản xuất, chẳng hạn như theo Bộ Công Thương "năm 2010 xuất khẩu ngành hàng điện tửđạt 3,15 tỷ USD, nhưng nhập khẩu ngành hàng này đạt hơn 5,141 tỷ USD, nhập siêu 2 tỷ USD; ngành ô tô xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD linh kiện, nhưng nhập khẩu tới hơn 1,9 tỷ USD linh kiện và khoảng 1 tỷ
USD xe nguyên chiếc. Tính tổng cộng, nhập siêu ngành này khoảng 1,5 tỷ USD kể
cả xe nguyên chiếc lẫn linh kiện; khủng nhất là ngành thép nhập khẩu 7 tỷ USD thép và nguyên liệu sản xuất thép, trong khi xuất khẩu chỉđạt 1 tỷ USD".
- 66 -
Nếu như xuất khẩu tập trung vào các mặt hàng nông lâm nghiệp, các mặt hàng thâm dụng lao động và các tài nguyên thiên nhiên chẳng hạn như dầu thô, than
đá, gạo, xăng dầu,… thì nhập khẩu tập trung chủ yếu vào các mặt hàng làm đầu vào cho hoạt động sản xuất phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu chẳng hạn như xăng dầu, chất dẻo, vải, sắt thép, điện tử, máy tính và linh kiện, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác... hàng trung gian là nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất. Giá trị nhập khẩu của nhóm hàng này tăng từ 8,2 tỷ USD năm 2000 lên 28,0 tỷ USD năm 2006, và vọt lên ở mức 41,0 tỷ USD năm 2009; 50,3 tỷ năm 2010 và năm 2011 là 65,7 tỷ USD. Nhóm hàng trung gian cũng có tốc độ tăng nhập khẩu nhanh nhất trong giai đoạn 2000-2006, trung bình lên tới 22,6%/năm. Do mức giảm khá lớn trong năm 2009 nên tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng trung gian trong giai đoạn 2006-2009 chỉ đạt trung bình 14,7%/năm. Mặc dù vậy, tỷ trọng hàng trung gian trong nhập khẩu năm 2009 (60,4%) chỉ giảm nhẹ so với năm 2006 (62,4%), và cao hơn nhiều so với năm 2000 (52,7%). Năm 2010 tỷ lệ này là 59,4% và năm 2011 tỷ lệ này tăng đến 61,6%. (Nguồn: GSO (2013)) [43]. Ngồi ra, tình trạng nhập khẩu hàng hóa khơng đảm bảo các quy định an toàn và gây hại cho mơi trường cịn khá phổ biến, nhất là nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc. Tình trạng nhập khẩu thiết bị lạc hậu, thực phẩm kém chất lượng, hóa chất độc hại từ Trung Quốc qua các cửa khẩu tiếp giáp với Lào và Campuchia chưa được ngăn chặn. Quản lý nhập khẩu chưa tốt làm nảy sinh hiện tượng gian lận thương mại, một số nhóm người thu lợi bất chính từ hoạt động nhập khẩu, làm trầm trọng thêm sự bất ổn định kinh tế và xã hội.
Nguyên nhân của tình trạng nói trên là do, trong quá trình xây dựng và hoạch
định chính sách xuất, nhập khẩu thời kỳ 2001-2010, chúng ta chưa thật sự quan tâm đúng mức đến chất lượng tăng trưởng, thiên về chỉ tiêu số lượng, coi nhẹ
những ảnh hưởng tiêu cực của xuất khẩu đối với xã hội và môi trường, duy trì q lâu mơ hình tăng trưởng theo chiều rộng, chưa chú trọng đúng mức để tạo tiền đề cho việc chuyển đổi mơ hình tăng trưởng theo chiều sâu. Một số chỉ tiêu trong chiến lược xuất, nhập khẩu thời kỳ 2001-2010 không thực hiện được.
- 67 -
Chẳng hạn như, chỉ tiêu về cân bằng xuất nhập khẩu vào năm 2010, chỉ tiêu nhập khẩu 40% công nghệ nguồn, chỉ tiêu về chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng hàng chế biến, công nghệ, lao động chất lượng cao... Hạn chế về năng lực thực thi các quy định về môi trường, đặc biệt là tại các khu công nghiệp, các vùng nuôi trồng thủy sản, khu vực khai thác và chế biến khoáng sản là nguyên nhân gây nên suy thối mơi trường. Chúng ta chưa có chính sách chia sẻ lợi ích hợp lý trong hoạt động xuất khẩu và hạn chế rủi ro của hoạt động xuất khẩu. Điều này thấy rất rõ trong việc các đầu nậu thu gom nông sản ép giá
đối với nông dân, các thương lái vật tư sản xuất nông nghiệp nâng giá để trục lợi, các công ty môi giới lao động (đặc biệt là lao động nước ngồi), tư vấn chun mơn định phí q cao… Hoạt động xuất khẩu dễ bị tổn thương trong bối cảnh thị
trường thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là các nhóm xuất khẩu dựa vào lợi thế vềđiều kiện tự nhiên và lao động rẻ như nông sản, thủy sản, dệt may, da giày,
đồ gỗ… Chính sách của nhà nước để hạn chế rủi ro chưa được thực hiện một cách liên tục và kịp thời. Biến động giá cả của một số mặt hàng xuất khẩu như
gạo, cà phê... trong năm 2008 cho thấy Chính phủ cịn bị động trong việc điều hành xuất khẩu. Lợi ích từ xuất khẩu không được chia sẻ một cách hợp lý tiềm ẩn nguy cơ xung đột xã hội, giảm lòng tin của người dân vào các chính sách của nhà nước (Nguồn: Lê Danh Vĩnh (2011)) [44]. Do đó, cần phải: