Biểu đồ 2.2 Thuchi và thâm hụt ngân sách 2003-
3.3.2.3. Lựa chọn cơ cấu vay nợ hợp lý.
- Xét theo chủ thểđi vay, tính tốn hợp lý tỷ trọng vay nợ của khu vực tư nhân và chính phủ, chú ý khả năng đầu tư, tính hiệu quả của dự án và đóng góp của từng khu vực vào xu hướng chung của nền kinh tế.
- Theo thời hạn, tính tốn tỷ trọng nợ ngắn hạn và nợ trung - dài hạn theo hướng coi trọng vốn vay dài hạn có nhiều khoảng ưu đãi và viện trợ, lãi suất thấp. Kiểm soát các khoản vay thương mại và tín dụng thương mại, trong đầu tư tránh tình trạng vay ngắn hạn đầu tư dài hạn, và vẫn chú trọng vào vay nợ trong nước là chủ yếu, còn vay nợ nước ngồi chỉ mang tính hỗ trợ. Hạn chế dựa dẫm vào các dòng vốn để trường hợp dòng vốn đảo chiều sẽ gây khủng hoảng đến nền kinh tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Luận văn trình bày chiến lược tài chính đến năm 2020, chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020, cũng như chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 để làm cơ sở thực tiễn đề xuất giải pháp: gắn kết quy mơ nợ nước ngồi và tăng trưởng kinh tế, các giải pháp giảm nợ và tăng khả năng trả nợ nước ngoài để hạn chế áp lực gánh nặng nợ lên tăng trưởng kinh tế và quản lý nợ nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cũng như
gia tăng thu hút kiều hối, thu hút đầu tư gián tiếp, đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng tiết kiệm nội địa, đẩy mạnh xuất khẩu, quản lý linh hoạt nhập khẩu và các giải pháp về cơ chế quản lý như thực hiện quản lý nợ nước ngoài thống nhất, tăng cường thu hút và quản lý hiệu quả ODA, lựa chọn cơ cấu vay nợ hợp lý, quản lý đảm bảo hài hịa các mục đích vay nợ nước ngoài nhằm bù đắp thâm hụt cán cân thương mại, thâm hụt ngân sách, bù đắp chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư.
- 88 -
KẾT LUẬN
Vay nợ nước ngoài là một nhân tố cực kỳ quan trọng và cần thiết, đặc biệt là cho quốc gia đang phát triển như Việt Nam, trong điều kiện khi mà xu hướng mở
cửa hòa nhập quốc tếđã trở thành một xu thế tất yếu. Luận văn đã nghiên cứu nội dung sau:
Phân tích thực trạng vay nợ nước ngồi của Việt Nam. Qua phân tích này cho thấy nợ nước ngoài của Việt Nam vẫn đang trong giới hạn nợ an tồn, do đó, nền kinh tế chưa bị khủng hoảng nợ nước ngoài hay rơi vào tình trạng suy thối kinh tế, "thắt eo buộc bụng" để trả nợ cho các tổ chức bên ngồi. Tuy nhiên, qua phân tích cũng thấy rằng các chỉ tiêu nợ nước ngồi có khuynh hướng tăng lên, điều này cũng
đặt ra vấn đề là cần có sự quan tâm hơn đến việc vay nợ, kể cả là đến từ nguồn viện trợ ODA hoàn lại nếu như quốc gia mong muốn duy trì tăng trưởng kinh tế.
Phân tích được nguyên nhân việc vay nợ nước ngoài nhằm để bù đắp ba cán cân cơ bản của nền kinh tế là cán cân thương mại (cán cân thanh toán tổng thể), cán cân thâm hụt ngân sách và chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư. Cũng như phân tích
được nợ nước ngoài tác động đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn và ngắn hạn. Qua đó cho thấy, nợ nước ngồi có xu hướng ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
Từđây, đặt ra vấn đề là các nhà lập chính sách cần quan tâm nhiều hơn đến nợ
nước ngồi và quy mơ vay nợđể có phát triển đất nước mà không ảnh hưởng quá nhiều đến tăng trưởng kinh tế. Cũng như, luận văn đóng góp các giải pháp liên quan
đến gắn kết quy mô nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế, giải pháp giảm nợ và tăng khả năng trả nợ, giải pháp quản lý nợ... nhằm đảm bảo hài hòa mục đích vay nợ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.