Nợ nước ngoài theo chủ thể đi vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của việt nam (Trang 33 - 34)

Trong cơ cấu nợ, nợ nước ngoài dài hạn được chia thành hai yếu tố chính, đó là nợ của Chính Phủ và nợđược Chính Phủ bảo lãnh. Tỷ lệ nợ nước ngồi của Chính phủ và nợđược Chính phủ bảo lãnh so với GDP có xu hướng tăng lên qua các năm. Nếu như năm 2003 nợ được Chính phủ bảo lãnh chỉ mới khoản 653,6 triệu USD (chiếm 5,7 % trong tổng nợ, tương ứng 1,6% trong GDP) thì đến năm 2007 đã tăng gấp 3 lần 1.981,95 triệu USD (chiếm 10,3% trong tổng dư nợ, tương ứng 2,8% trong GDP). Đến năm 2010, nợđược Chính phủ bảo lãnh đã là 4.642,75 triệu USD gấp 7 lần so với năm 2003 (chiếm 14,3% trong cơ cấu tổng nợ dài hạn, tương ứng 4,6% GDP). Tỷ trọng này tăng 18,6% năm 2011, tương đương 11,6% GDP. Ở Việt Nam, nợ tư nhân được Chính Phủ bảo lãnh được liệt kê vào nợ nước ngồi được Chính Phủ bảo lãnh, còn nợ nước ngồi tư nhân khơng được Chính Phủ bảo lãnh chiếm tỷ lệ thấp.

Bảng 2.3. Nợ nước ngồi của Chính phủ và được Chính phủ bảo lãnh 2003– 2010

(Triệu USD) Chỉ tiêu Năm 2003 2004 2005 2006 DƯ NỢ 11.382,55 13.505,26 14.208,29 15.641,33 Nợ của Chính phủ 10.728,95 12.540,16 13.298,58 14.610,15 Nợđược Chính phủ bảo lãnh 653,60 965,10 909,71 1.031,18 2007 2008 2009 2010 DƯ NỢ 19.252,55 21.816,50 27.928,67 32.500,51 Nợ của Chính phủ 17.270,60 18.916,05 23.942,51 27.857,76 Nợđược Chính phủ bảo lãnh 1.981,95 2.900,46 3.986,16 4.642,75

Nguồn: Bộ Tài Chính, tổng hợp từ Bản tin nợ số 1 đến số 7, xem thêm Phụ lục 2

- 33 -

măng, dầu khí, hàng khơng... Các khoản nợ trực tiếp của Chính phủ chiếm 78%, nợ được Chính phủ bảo lãnh chiếm 21% và nợ chính quyền địa phương chiếm 1,0% so với tổng số dư nợ phù hợp với định hướng Chiến lược quản lý nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030. (Đài tiếng nói Việt Nam (2013)) [41].

Việc vay vốn nước ngoài của Việt Nam chủ yếu tập trung vào khu vực Chính Phủ và khu vực được Chính Phủ bảo lãnh. Lĩnh vực đầu tư chính yếu của những khoản nợ này là để nhằm phát triển các cơng trình quốc gia, bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhà nước thuộc các ngành như xi măng, điện, hàng khơng, dầu khí và chế

biến thực phẩm...

Tuy nhiên, các khoản đầu tư này đến nay vẫn bị coi là dàn trải, chậm tiến độ, thất thốt, lãng phí lớn nguồn vốn nhưng hiệu quả đầu tư thu được lại thấp. Việc chấp hành chếđộ báo cáo của các bộ, ngành, địa phương và các chủđầu tư chưa nghiêm túc, buông lỏng trong thực hiện các công tác giám sát và đánh giá đầu tư các dự án công. (Vũ Quang Việt (2010)) [27].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của việt nam (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)