Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 33)

- Hiệu suất sửdụng vốn:

Hiệu suất sửdụng vốn (%) = Tổng dư nợ x 100 Tổng vốn huy động

Hiệu suất sửdụng vốn là chỉtiêu phản ánh có bao nhiêu đồng vốn huy động tham gia vào dư nợ cho vay. Đồng thời chỉ tiêu này gián tiếp phản ánh khả năng huy động vốn tại chỗcủa NH. Nếu chỉtiêu này lớn chứng tỏvốn huy động tham gia vào dư nợít, khả năng huy động vốn của NH chưa được tốt.

- Hệsốthu nợ:

Hệsốthu nợ = Doanh sốthu nợ Doanh sốcho vay

Chỉ tiêu này biểu hiện khả năng thu hồi nợ của NH từ việc cho khách hàng vay. Hệ số thu nợcao cho thấy công tác thu nợ đang tiến triển tốt, RRTD thấp và ngược lại.

- Vòng quay vốn tín dụng:

Vòng quay vốn tín dụng = Doanh sốthu nợ Dư nợcho vay

Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của NH, nó cho thấy thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳsản xuất kinh doanh.

- Tỷlệdựphòng rủi ro tin dụng: Tỷlệdựphòng RRTD (%) = Dựphòng RRTD được trích lập x 100 Tổng dư nợ

Chỉtiêu này phản ánh tỷlệtiền được trích lập dựphòng cho những khoản tổn thất có thểxảy ra do khách hàng của NH không thực hiện nghĩa vụtheo cam kết. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ rủi ro càng cao vì dự phòng trích lập sẽ làm tăng chi phí của NH, dẫn đến lợi nhuận giảm, thậm chí có thểdẫn đến thua lỗcho NH.

Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi bổsung quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN thì tỷlệtỷ lệtrích lập dựphòng trong từng nhóm nợcụthể như sau:

+ Nhóm 1: 0% + Nhóm 2: 5% + Nhóm 3; 20% + Nhóm 4: 50% + Nhóm 5: 100%

Trong đó: R là sốtiền dựphòng cụthểphải trích A: Sốdựnợgốc của khoản nợ

C: giá trịkhấu trừcủa tài sản đảm bảo. R: tỷlệtrích lập dựphòng cụthể.

Dựphòng chung: TCTD thực hiện trích lập và duy trì dựphòng chung bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 theo quy định tại điều 6 hoặc điều 7 quyết định 493/2005/QĐ-NHNN.

- Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng:

Khả năng bù đắp RRTD = Dựphòng RRTD được trích lập Nợxấu

Chỉsốnày phản ánh khả năng bù đắp RRTD của NH, thểhiện khả năng chịu đựng của NH khi tình huống xấu nhất là không thu hồi được nợxấu xảy ra.

1.2.10. Mô hình qun lý ri ro tín dng

Mô hình quản lý rủi ro tín dụng chính là hệ thống các mô hình bao gồm mô hình tổ chức quản lý rủi ro, mô hình đo lường rủi ro và mô hình kiểm soát rủi ro được xây dựng và vận hành một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục trong hoạt động quản lý tín dụng của ngân hàng. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng phản ánh một cách hệ thống các vấn đề về cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ nhằm thiết lập các giới hạn hoạt động an toàn và các chốt kiểm soát rủi ro trong một quy trình thực hiện nghiệp vụ; các công cụ đo lường, phát hiện rủi ro; các hoạt động giám sát sự tuân thủ và nhận diện kịp thời các loại rủi ro mới phát sinh và các phương án, biện pháp chủ động phòng ngừa, đối phó một khi có rủi ro xảy ra.

Hiện nay ởViệt Nam đang có hai mô hình phổbiến được áp dụng. Đó là mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung và mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)