Hiệu suất sử dụng vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 68)

Bảng 2.12: Hiệu suất sửdụng vốn vay của Agribank TP.HCM

Đơn vịtính: Tỷ đồng

Chỉtiêu 2011 2012 2013 2014

Hiệu suất sửdụng vốn vay (%) 77.39 103.89 45.50 47.62

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank TP.HCM[8]

Qua bảng 2.12 cho thấy: Chi nhánh có hiệu suất sử dụng vốn qua các năm biến động liên tục và tăng cao trong năm 2012 do doanh số huy động của Chi nhánh giảm mạnh trong khi doanh sốthu nợ không tăng. Nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay buộc Chi nhánh phải nhận nguồn vốn điều hòa từ Trụ sở chính với lãi suất khá cao đã gây khó khăn cho Chi nhánh trong việc chủ động cho vay, cũng như việc thực hiện tốt chính sách khách hàng, lựa chọn khách hàng tốt để

cho vay, đồng thời nó cũng kéo theo một hệlụy là chi phí hoạt động của Chi nhánh tăng cao, sụt giảm lợi nhuận của Chi nhánh.

Năm 2013, hiệu suất sửdụng vốn của chi nhánh giảm chỉcòn 47.47% do lúc này tổng nguồn vốn huy động của chi nhánhtăng lên trong khi đó dựnợcho vay lại giảm xuống một cách trầm trọng. Theo thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động tối đa đối với ngân hàng là 80% và đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng là 85%. Nếu tỷlệ này quá cao, ngân hàng có thể gặp rủi ro thanh khoản, ngược lại có thể làm ngân hàng chưa tận dụng hết nguồn vốn, hiệu quả không cao. Như vậy trong năm 2013, Chi nhánh chưa tận dụng hết nguồn vốn. Một mặt nguồn vốn huy động bị dư thừa, dư nợcho vay giảm xuống nhưng nợ xấu lại tăng lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)