Tiếp cận rủi ro tín dụng theo Basel II

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 38)

Có hai cách tiếp cận để tính toán rủi ro tín dụng của ngân hàng là “đo lường rủi ro tín dụng theo phương pháp tiếp cận chuẩn hóa được hỗ trợ bởi các đánh giá bên ngoài về tín dụng” và sử dụng hệ thống đánh giá xếp hạng nội bộ của mình (IRB)”.

-Phương pháp tiếp cn chun hóa ri ro tín dng:

Phương pháp chuẩn hóa yêu cầu các ngân hàng phải phân loại các rủi ro tín dụng dựa trên những đặc điểm có thể quan sát được của rủi ro. Phương pháp chuẩn hóa sẽ xếp loại rủi ro cố định cho từng loại rủi ro được giám sát và căn cứ những đánh giá độtín nhiệm của bên ngoài để nâng cao độnhạy của rủi ro. Phương pháp

chuẩn hóa có những hướng dẫn sửdụng cho cán bộkiểm tra, giám sát đểquyết định nguồn đánh giá xếp loại của bên ngoài có phù hợp đểcó thểáp dụng cho các ngân hàng hay không? Để giúp các ngân hàng và các giám sát viên trong trường hợp không có nhiều lựa chọn, Ủy ban Basel đã phát triển “phương pháp chuẩn hóa đơn giản” bao gồm những lựa chọn đơn giản nhất để tính toán các tài sản được xếp loại rủi ro. Các ngân hàng áp dụng các phương pháp chuẩn hóa đơn giản cần tuân thủ những yêu cầu kiểm tra, giám sát và kỷluật thị trường tương ứng với hiệp ước mới của Basel.

-Phương pháp tiếp cận căn cứvào xếp hng ni b(IRB):

Các ngân hàng phải có các đơn vịkiểm soát rủi ro tín dụng độc lập chịu trách nhiệm thiết kế, thực hiện hoạt động các hệthống xếp loại nội bộcủa mình. Các đơn vịnày phải độc lập vềchức năng đối với các bộ phận quản lý phải chịu trách nhiệm vềviệc tạo nên những khoản rủi ro tiềm năng, Các lĩnh vực phải kiểm soát gồm:

+ Kiểm tra và theo dõi xếp loại nội bộ;

+ Lập và phân tích các báo cáo tóm lược từhệthống xếp loại của ngân hàng bao gồm dữ liệu lịch sử về các trường hợp không trả nợ được phân loại vào thời điểm không trả nợ xảy ra và một năm trước khi xảy ra, phân tích các biện pháp giảm nhẹrủi ro, theo dõi xu hướng trong các tiêu chí xếp loại chủyếu;

+ Thực hiện các quy trình để thẩm tra xem định nghĩa xếp loại có được sử dụng thống nhất ởcác phòng, ban và khu vực địa lý hay không;

+ Đánh giá và lập hồ sơ mọi thay đổi trong quy trình xếp loại,lý do thay đổi; + Xem xét các tiêu chí xếp loại để đánh giá xem chúng còn tác dụng dựbáo rủi ro hay không.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)