Bài học kinh nghiệm rút ra cho các ngân hàng thương mại ở Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 42)

Qua những kinh nghiệm trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại trên thếgiới và trong nước, có thể rút ra một sốbài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam như sau:

Một là, tạo hành lang pháp lý cho sự ra đời của các ngân hàng bảo lãnh, các tổ chức mua bán nợ, kinh doanh rủi ro góp phần tăng cường các biện pháp, giải pháp trong hoạt động tài trợ rủi ro đồng thời góp phần phát triển đầy đủ các thị trường.

Hai là, tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận, các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay. Để hạn chế rủi ro đạo đức và nâng cao chất lượng phân tích đánh giá khoản vay, các ngân hàng thương mại Việt Nam nên tổ chức bộ phận tín dụng theo hướng: độc lập phòng khách hàng tiếp nhận hồ sơ vay vốn và bộ phận thẩm định riêng để đảm bảo sự độc lập trong quyết định cấp tín dụng, kiểm soát toàn bộ quy trình cấp tín dụng từ giai đoạn khởi tạo và phê duyệt cho đến khi hoàn trả hết. Thành lập một bộ phận độc lập trong từng ngân hàng thương mại,

chuyên sâu nghiên cứu, phân tích và dựbáo vềsựphát triển của thành phần kinh tế, khu vực kinh tế, các ngành hàng, khách hàng. Trên cơ sở phân tích, đưa ra những dựbáo và chiến lược phát triển kinh doanh của ngân hàng trong từng giai đoạn, khả năng chấp nhận rủi ro.

Ba là, ban hành hệ thống chấm điểm đánh giá xếp loại khách hàng hữu hiệu, trên cơ sở đó xếp loại khách hàng và có chính sách tín dụng phù hợp với từng khách hàng.

Bốn là, xây dựng và áp dụng rộng rãi hệthống đo lường, giám sát các loại rủi ro tín dụng theo thông lệngân hàng quốc tế.

Năm là, tuân thủnghiêm ngặt các vấn đềcó tính nguyên tắc trong tín dụng. Không chỉ quan tâm đến tài sản thếchấp mà còn quan tâm đến dòng tiền của khách hàng vay, các yếu tố như: năng lực tài chính, uy tín, hiệu quảkinh doanh…

Sáu là, thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích rủi ro tín dụng cho cán bộthẩm định rủi ro tín dụng, cán bộ rủi ro chuyên trách nhằm từng bước xây dựng xây dựng đội ngũ chuyên gia vềquản trịrủi ro tín dụng.

KẾT LUẬNCHƯƠNG 1

Trong chương I, đề tài đã nêu ra những vấn đề lý luận về tín dụng và rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.Đề tài nghiên cứu kinh nghiệm hạn chếrủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại trong khu vực và trên thếgiới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đây là cơ sởlý luận quan trọng để Đề tài vận dụng vào giải thích thực trạng rủi ro tín dụng và các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Chi Nhánh Thành phốHồChí Minh.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH

THÀNH PHỐHỒCHÍ MINH 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG

2.1.1. Giới thiệu vềngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam (NHPTNN VN) được thành lập theo Nghị định số 53/HDBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có NHPTNN VN hoạt động lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. NHPTNN VN đã trải qua những bước thăng trầm với những tên gọi khác nhau gắn liền với những nhiệm vụ khác nhau của từng thời kỳ phát triển kinh tế đất nước: NHPTNN VN (1988 – 1990); Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (1990 -1996); Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (1996 đến nay). Khi thành lập, NHPTNN VN đối mặt với muôn ngàn khó khăn tưởng chừng không vượt qua khỏi. Trong tổng số trên 36.000 cán bộ lúc đó chỉ có 10% trình độ đại học, cao đẳng còn lại là trung cấp, sơ cấp, hoặc chưa được đào tạo. Tổng tài sản chưa đến 1.500 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn 1.056 tỷ đồng, trong đó vốn huy động chỉ chiếm 42% còn lại 58% phải vay từ ngân hàng nhà nước. Tổng dư nợ 1.126 tỷ đồng, trong đó 93% là ngắn hạn, tỉ lệ nợ xấu là trên 10%. khách hàng phần lớn là doanh nghiệp quốc doanh và hợp tác xã. Ngay từ ngày đầu NHPTNN VN đã triển khai một số giải pháp mạnh nhằm chuyển hướng thành một NHTM tự chủ. Đó là, tập trung đầu tư cho kinh doanh lương thực, mạnh dạn thí điểm cho vay trực tiếp đến hộ nông dân… Với những cố gắng này, NHPTNN VN đã từng bước xác lập được vị thế trong hệ thống ngân hàng VN. Năm 1990, pháp lệnh ngân hàng ra đời đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình đổi mới ngành ngân hàng. Hệ thống ngân hàng phân thành 2 cấp: Ngân hàng nhà nước với chức năng ngân hàng trung ương và các ngân hàng thương mại kinh doanh theo cơ chế thị trường chuyển sang hoạt động theo cơ chế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thực sự đối mặt với nguy cơ phá sản. Đứng trước lựa chọn “tồn tại” hay “phá sản”, toàn hệ thống NHPTNN VN đã đoàn kết một lòng,

kiên quyết thực thi các biện pháp quyết liệt đó là: tính giảm gần 10.000 cán bộ chỉ trong vòng một năm, mạnh dạn triển khai cơ chế khoán tài chính đến chi nhánh và người lao động, thể chế hóa hoạt động cho vay hộ nông dân được thí điểm thành công trước đó, tăng cường liên kết với các tổ chức đoàn thể đặc biệt là hội nông dân, hội phụ nữ trong việc chuyển tải vốn đến các hộ nông dân, mở rộng kinh doanh đa năng và kinh doanh đối ngoại, phát triển quan hệ quốc tế. NHPTNN VN cũng chính là người sáng lập quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo và ngân hàng phục vụ người nghèo. Với các quyết sách đột phá này, từ n ăm 1993 NHPTNN VN đã bắt đầu hoạt động có lãi và thực sự chuyển mình thành một NHTM kinh doanh đa năng, có uy tín trong nước. Bước sang giai đoạn lịch sử mới với việc đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (gọi tắt là Agribank) hoạt động theo mô hình Tổng công ty. Từ năm 1996 hoạt động của Agribank có sự thay đổi về chất, vừa kế thừa và phát huy truyền thống, vừa tạo được các yếu tố đột phá, vừa tạo được uy tín trên nhiều phương diện về năng lực tài chính, công nghệ, tổ chức, cán bộ và quản trị điều hành hướng đến chuẩn mực thông lệ hiện đại. Bằng những giải pháp mang tính đột phá và cách làm mới Agribank thật sự khởi sắc. Đến cuối năm 2010, tổng tài sản đạt đến 325.802 tỷ đồng tương đương với 20 tỷ USD tăng gần 220 lần so với ngày đầu thành lập. Tổng dư nợ về đầu tư nền kinh tế đạt 412.434 tỷ đồng, trong đó: cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm 70% với trên 10 triệu hộ gia đình, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 36% với gần 3 vạn doanh nghiệp dư nợ. Tổng nguồn vốn 476.177 tỷ đồng và gần như hoàn toàn là vốn huy động.

- Về công nghệ: Agribank đã tạo bước đột phá trongtriển khai có dự án tin học để đến hôm nay hình thành nền móng công nghệ cơ bản cho một ngân hàng hiện đại, kết nối trực tuyến toàn hệ thống, cho phép triển khai và ứng dụng tất cả các dịch vụ ngân hàng hiện đại như thẻ quốc tế, internet banking, home banking, SMS banking…

-Về tài chính: xây dựng một nền tài chính lành mạnh. Lợi nhuận hàng năm tăng đều và vững chắc, hoàn thành tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, đảm bảo thu nhập và đời sống cán bộ không ngừng cải thiện nhưng vẫn đủ sức trích quỹ dự

phòng rủi ro hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm.

- Về mô hình hoạt động: ngoài 2000 chi nhánh và phòng giao dịch, Agribank hiện có 8 công ty trực thuộc kinh doanh trên lĩnh vực khác nhau như : chứng khoán, vàng bạc, cho thuê tài chính, bảo hiểm, in thương mại, du lịch … và đầu tư vào hàng chục các doanh nghiệp khác. Agribank kinh doanh đa năng đang dần tiến tới một tập đoàn tài chính đa ngành đa lĩnh vực trên cơ sơ 3 trụ cột: ngân hàng – chứng khoán – bảo hiểm.

- Về đối ngoại: cùng với việc tăng cường hợp tác với doanh nghiệp, tập thể kinh tế, các tổng công ty hình thành các đối tác chiến lược trong nước, Agribank chủ động mở rộng và khai thác có hiệu quả các mối quan hệ quốc tế: thu hút và triển khai hàng trăm dự án đầu tư nước ngoài cho nông nghiệp, nông thôn với tổng sống vốn gần 4 tỷ USD được các tổ chức tài chính quốc tế như: WB, ADB,AFD… đánh giá cao, xúc tiến quan hệ đối tác chiến lược với các tập đoàn, ngân hàng lớn trên thế giới, chú trọng duy trì và phát triển quan hệ với các hiệp hội ngân hàng khu vực và quốc tế nhằm chia sẽ, học hỏi, chuyển giao kiến thức, công nghệ ngân hàng tiên tiến. Qua đó vị thế và uy tín của Agribank trong khu vực và trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định.

2.1.2. Giới thiệu vềngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh thành phốHồChí Minh chi nhánh thành phốHồChí Minh

2.1.2.1. Quá trình thành lp và phát trin

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh tiền thân là chi nhánh Ngân hàng phát triển nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Ngân hàng phát triển Nông nghiệp (NHPTNo), được thành lập theo Quyết định 110/NH-QĐ/TCCB ngày 12/10/1988 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam (hiện nay là thống đốc NHNN Việt Nam).

Chi nhánh NHPTNo TP. HồChí Minh có các chi nhánh trực thuộc: - Chi nhánh 1 trụsởtại huyện Bình Chánh

- Chi nhánh 2 trụsởtại huyện Hóc Môn. - Chi nhánh 3 trụsởtại huyện Củchi.

- Chi nhánh 4 trụsởtại huyện Nhà Bè. - Chi nhánh 5 trụsởtại huyện Cần Giờ.

Chi nhánh NHPTNo TP. HồChí Minh hoạt động theo quy chếtạm thời vềtổ chức và hoạt động của NHPTNo Việt Nam; thực hiện hoạch toán kinh tế, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và có các phòng, ban chỉ đạo và hoạt động nghiệp vụ tại Hội sở.

Sau khi có pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính của Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) ban hành ngày 23/5/1990 và Quyết định số 400/TC ngày 14/11/1900 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về thành lập NHPTNo Việt Nam thành các chi nhánh là chi nhánh NHPTNo tỉnh, thành phố… Lúc này tên là chi nhánh NHPTNo TP. HồChí Minh.

Đến đầu năm 1995 Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam tổ chức thí điểm mô hình Ngân hàng Nông nghiệp 2 cấp tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Và theo quyết định số 603/NH-QĐ ngày 22/12/1990 của Thống đốc ngân hàng Nhà Nước Việt Nam thành lập chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp trực thuộc văn phòng Đại diên Miền Nam.

Thực hiện quyết định số 36 NHNo/QĐ ngày 15/5/1995 của Tổng Giám đốc NHNo Việt Nam, Chi nhánh NHNo 50 Bến Chương Dương ra đời.

Ngày 02/06/1988 Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành Quyết định số 198/1988/QĐ-NHNN thành lập các đơn vị thành viên hoạch toán phụ thuộc của NHNo, Chi nhánh NHNo 50 Bến Chương Dương trực thuộc NHNo Việt Nam.

Và để củng cố thương hiệu chi nhánh đã đề nghị với NHNo Việt Nam xin được đổi tên gọi. Quyết định số 242/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 19/8/2003 của Tổng Giám đốc NHNo Việt Nam đổi tên chi nhánh NHNo Bến Chương Dương thành:

- Tên gọi tiếng Anh: Vietnam Bank For Agriculture And Rural Development Ho Chi Minh City Branch.

- Tên gọi tiếng việt: Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông Thôn Thành PhốHồChí Minh.

- Trụ sở: Số 2A Phó Đức Chính, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP.HCM.Chi nhánh Agribank TP.Hồ Chí Minh là đơn vị được xếp hạng Doang nghiệp Nhà nước hạng I, có con dấu riêng để hoạt động kinh doanh, được tổ chức và hoạt động theo quy chếtểchức và hoạt động của Agribank Việt Nam.

2.1.2.2.Cơ cấu tchc qun lý

Hình 2.1: Sơ đồbộmáy tổchức NHNo&PTNT Chi nhánh TP.HCM Chức năng nhiệm vụcủa các phòng ban.

Giám đốc: Trực tiếp tổ chức điều hành nhiệm vụ của Chi nhánh. Thực hiện nhiệm vụquyền hạn của mình theo sựchỉ đạo của Tổng Giám Đốc Agribank vềcác nghiệp vụ liên quan đến kinh doanh, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng Giám Đốc Agribank. Tổchức chỉ đạo thực hiện chăm lo đời sống tinh thần đối với cán bộ công nhân viên. Cửcán bộ, nhân viên đi học các khóa đào tạo theo quy chế đào tạo của Agribank. Được ban hành nội quy điều hành quản lý Chi nhánh, được ký các hợp đồng tín dụng, thếchấp tài sản và các hợp đồng khác liên quan đến hợp đồng kinh doanh của ngân hàng theo quy định. Chấp hành đầy đủcác báo cáo định kỳ, đột xuất các hoạt động chi nhánh gửi lên ngân hàng cấp trên theo quy định.

Tín dụng Kế toán và ngân quỹ Kinh doanh ngoại hối Kế hoạch tổng hợp Dịch vụ và marketing Hành chính và nhân sự Điện toán Kiểm tra và kiểm soát Phó Đức Chính Rạch Ông Nhà Rồng Tháp Mười BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG NGHIỆP VỤ PHÒNG GIAO DỊCH

Phó giám đốc:Khi Giám đốc đi vắng được thay mặt Giám đốc điều hành một sốcông việc và báo cáo lại kết quả khi Giám đốc có mặt tại đơn vị. Giúp Giám đốc chỉ đạo điều hành một sốnghiệp vụ do Giám đốc phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về quyết định của mình. Bàn bạc tham gia ý kiến với Giám đốc trong việc thực hiện các nghiệp vụ của ngân hàng theo quy tắc tập trung dân chủ.

Phòng tín dụng:Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tình hình tài chính của mình trước khi quyết định cho vay. Lưu trữhồ sơ tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật. Tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình. Xây dựng các chính sách tín dụng, lãi suất, phí, các quy trình, quy chế về hoạt động tín dụng. Chính sách huy động vốn thị trường, lãi suất huy động. Tìm kiếm, phân tích đề xuất việc các tín dụng cho khách hàng. Chịu trách nhiệm theo dõi. Quản lý các khoản tín dụng đã cấp. Thực hiện việc quản lý, kiểm soát rủi ro tín dụng.

Phòng kếtoán và ngân quỹ:Tổng hợp lưu trữhồ sơ và tài liệu vềhạch toán, kế toán, quyết toán và báo cáo. Thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định. Chấp hành quy định về quản lý an toàn và định mức tồn quỹ, nghiệp vụ thu phát, vận chuyển tiền bạc thông qua các phương tiện khác nhau. Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, số liệu máy tính phục vụ kinh doanh theo quy định của NHNN. Chấp hành các chế độ báo cáo kiểm tra định kỳ theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh giao phó.

Phòng kinh doanh ngoại hối: Thực hiện công tác kinh doanh ngoại tệ theo quy định của pháp luât. Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT Agribank. Thực hiện nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ liên quan đến thanh toán quốc tế. Thực hiện các nghiệp vụ kiều hối và chuyển tiền, mởtài khoản cho khách nước ngoài. Tổchức mạng lưới kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quôc tế như tìm kiếm khách hàng có hoạt động tại chi nhánh. Bảo quản hồ sơ, chứng từ, bảo mật các sốliệu hồ sơ lưu trữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)