Thu thập và xử lý thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 84)

Muốn nâng cao chấtlượng thẩm định và quyết định cho vay cần phải nâng cấp hệ thống thu thập thông tin. Chỉ khi có được những thông tin đầy đủ, nhanh và chính xác thì mới có thểra các quyết định tín dụng nhanh và chuẩn xác đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng của khách hàng trong khi đảm bảo an toàn cho ngân hàng trong cấp tín dụng. Bên cạnh đó thông tin có thể cung cấp cho chúng ta những cơ sở để phân tích đánh giá, phát hiện những dấu hiệu của rủi ro từ đó có biện pháp điều chỉnh, ứng phó cho thích hợp. Việc chuẩn hóa việc thu thập các thông tin liên quan phục vụ cho việc phân tích thẩm định, đánh giá rủi ro và quyết định cho vay là rất cần thiết.

Cách thu thập các thông tin từnội bộdoanh nghiệp: Trước hết khai thác thông tin về khách hàng dựa trên hồ sơ và giấy tờ pháp lý có liên quan do khách hàng cung cấp khi nộp hồ sơ vay vốn. Phân tích báo cáo tài chính các năm gần đây của khách hàng doanh nghiệp hoặc qua lịch sử vay trả nợ đối với khách hàng cá nhân thể hiện uy tín của khách hàng. Các báo cáo tài chính do khách hàng lập thường không qua kiểm toán, hoặc nếu có nhưng cần xem xét vềuy tín của kiểm toán viên và công ty kiểm toán.

Ngoài ra cần thu thập thông tin từ các đối tác của khách hàng, của thị trường. Đây cũng là nguồn thông tin quan trọng mà ngân hàng cần phải khai thác.

Sau khi thu thập các nguồn thông tin về khách hàng, việc xử lý thông tin đòi hỏi phải cẩn thận, dựa trên giấy tờ và thực tế kiểm tra để nhằm khẳng định tính chính xác, tin cậy của thông tin, từ đó đưa ra nhận định xác đáng về khách hàng. Việc xửlý thông tin phục vụ cho công tác ra quyết định tín dụng, sau đó thông tin vềkhách hàng phải đưa vào lưu trữ, đảm bảo bảo mật thông tin cho khách hàng.

Việc quản lý thông tin cần phải có quy chế thực hiện, phân công rõ trách nhiệm đảm bảo thông tin không được rò rỉ, nhân viên ngân hàng không được sử dụng thông tin để phục vụ mục đích mưu lợi cá nhân, các thông tin khi khai thác cần có hệthống theo dõi, khai báo tên nhân viên xửlý thông tin. Tổchức và duy trì tốt hệthống quản lý thông tin trên cơ sở cập nhật thường xuyên thông tin vềkhách hàng, hệ thống thông tin thông suốt từ phòng giao dịch đến hội sở. Thông tin về khách hàng được lưu trữvĩnh viễn, thểhiện việc chăm sóc khách hàng tốt, phục vụ nhu cầu của ngân hàng khi khách hàng sau thời gian dài quy trở lại giao dịch tại ngân hàng.

3.2.3.2.Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dng

Rủi ro tín dụng hầu hết bắt đầu từnhững phân tích và thẩm định tín dụng không cẩn trọng và thiếu chính xác dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm. Đây là bước cực kỳquan trọng và đảm bảo hạn chếrủi ro tín dụng với hiệu quảcao nhất, ít tổn thất nhất.

Chất lượng thẩm định tín dụng phụthuộc vào ba yếu tốchính sau: trình độcủa cán bộthẩm định, nguồn thông tin, các công cụsửdụng trong thẩm định. Nâng cao chất lượng thẩm định đòi hỏi phải nâng cao và hoàn thiện 3 yếu tốtrên.

Khi phân tích đánh giá một khách hàng cần phải đánh giá được chính xác rủi ro tổng thể của khách hàng, xác định mức rủi ro tối đa mà ngân hàng có thể chấp nhận thông qua xác định giới hạn tín dụng trong vòng 1 năm. Định kỳ6 tháng, ngân hàng có thể đánh giá lại mức độrủi ro của khách hàng đểquyết định xem có điều có điều chỉnh giới hạn tín dụng đối với khách hàng hay không.

Việc thẩm định, phân tích cần phải nhìn nhận tổng hợp các yếu tố. Phân tích cần chú trọng đến phân tích định lượng, lượng hóa mức độrủi ro của khách hàng qua đánh giá các số liệu, đồng thời kết hợp với phân tích định tính (phân tích môi trường vĩ mô, vi mô, môi trường nội bộ của doanh nghiệp, lịch sửquan hệ tín dụng với ngân hàng…) để nhận ra những rủi ro tiềm tàng và khả năng kiểm soát, hạn chế những rủi ro đó của ngân hàng.

hạng tín dụng khách hàng. Thông qua việc sửdụng các mô hình định lượng, mức độ rủi ro sẽ được lượng hóa hợp lý, phản ánh một cách rõ ràng hơn mức độ rủi ro của các khoản vay dự kiến và xây dựng những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trước khi cấp tín dụng với khách hàng. Xác định giới hạn tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng luôn ở thế chủ động và có giải pháp kiểm soát rủi ro tín dụng một cách hiệu quả.

Trên cơ sởgiới hạn tín dụng đã được phê duyệt, khi xem xét cấp tín dụng cho khách hàng, việc phân tích chủ yếu tập trung phân tích rủi ro của chính phương án vay đó đểgiảm bớt thời gian xửlý các giao dịch. Trong phân tích này, cần tập trung đến tính pháp lý của phương án/dự án vay, đến nguồn cung cấp, thị trường và khả năng tiêu thụ… Đồng thời cần đưa ra những rủi ro dựkiến, khả năng kiểm soát của ngân hàng và hướng xửlý khi những tình huống xấu xảy ra.

Trong thẩm định các dự án đầu tư, nhiều dựán lớn cần chú ý đến khả năng thu xếp vốn của dựán, khả năng triển khai quản lý của khách hàng, hiệu quảthực tếcủa dự án. Đối với những dựán lớn, mà ngân hàng không thể đánh giá được công nghệ, vềgiá trịthật sựcủa máy móc công nghệ…thì cần thuê tổchức độc lập có uy tín để định giá, đánh giá công nghệ máy móc thiết bịcho khách quan. Thông tin vềngành nghề, sản phẩm dự án cũng hết sức cần thiết cho việc đánh giá đầu ra, hiệu quả dự án vì vậy nên mua thông tin, tư vấn vềngành nghề sản phẩm của tổchức bên ngoài có uy tín nếu chưa am hiểu kỹ về dự án. Điều kiện giải ngân của dự án cũng cần phải được nghiên cứu kỹ càng đảm bảo cân đối, chuẩn bị vốn đối ứng của khách hàng…

Khi cấp tín dụng cũng cần chú ý đến tình trạng vay nợ hiện nay của khách hàng, khách hàng có thểvay tại nhiều ngân hàng khác nhau và sự đổvỡcủa bất kỳ khoản vay tại ngân hàng nào cũng sẽ gây ra rủi ro và ảnh hưởng đến khả năng trảnợ của khách hàng. Do đó việc cấp tín dụng cần kèm theo các điều kiện tín dụng khác, đặc biệt là điều kiện về tổng dư nợ vay và cơ cấu tài chính của khách hàng, nhằm đảm bảo mức độan toàn trong kinh doanh.

tham gia phương án/dự án, các tài sản bảo đảm …để đảm bảo lợi ích thu được phải tương xứng với mức độrủi ro.

Tóm lại báo cáo phân tích tín dụng phải đưa ra được các kết luận như sau: - Dự án, phương án có hiệu quả, có thểtriển khai trong thực tếhay không. - Mức độrủi ro của phương án, dựán.

- Rủi ro đặc thù trong quan hệtín dụng với khách hàng là gì, những nhân tố chủyếu có thểgây ra rủi ro.

- Ngân hàng có khả năng kiểm soát được các rủi ro không và bằng cách nào. Mức độthiệt hại của ngân hàng nếu rủi ro xảy ra.

Nếu chấp nhận cung cấp tín dụng thì cần nêu rõ điều kiện kèm theo nếu có

3.2.4. Nâng cao hiệu quảcông tác kiểm soát nội bộ

Hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) là hệ thống các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức, được thiết lập để phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro nhằm đạt được mục tiêu hoạt động của ngân hàng. Đồng thời, đảm bảo mọi cán bộ nhân viên đều phải tuân thủ các chính sách và quy định nội bộ. Như vậy, hệ thống KSNB điều chỉnh hành vi của các thành phần nghiệp vụ, không chỉ giới hạn trong kiểm soát chức năng kinh doanh, kiểm soát tài chính mà còn điều chỉnh toàn bộ các chức năng như: quản trị điều hành, bộ máy tổ chức, nhân sự,...

-Trước hết cần nâng cao hiệu quả của hệ thống KSNB: ban hành những chính sách và thủ tục giúp cho các chỉ thị điều hành được thực hiện; Thường xuyên rà soát các văn bản, chính sách để cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung kịp thời cho phù hợp và tuân thủ các quy định của pháp luật và thực tiễn kinh doanh.Kiểm soát chất lượng từng cuộc kiểm soát tại chỗ, trưởng đoàn KSNB và các trưởng nhóm có trách nhiệm giám sát đối với các thành viên kiểm tra, đảm bảo cuộc kiểm tra theo đúng quy trình. - Tăng cường công tác KSNB định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện kịp thời và ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, rủi ro có thể xảy ra đảm bảo cho toàn hệ thống hoạt động an toàn, hiệu quả, tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước, của ngân hàng. Qua đó cán bộ kiểm tra cũng có thể học tập kinh nghiệm lẫn nhau để nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng chuyên môn.

-Xây dựng chiến lược phát triển cho bộ phận KSNB: bộ phận KSNB sẽ hoạt động hiệu quả nhất khi nó được hoạt động trong một khung chiến lược rõ ràng. Để phát triển một khung chiến lược phù hợp, bộ phận KSNB được yêu cầu xác định kỳ vọng của Hội đồng quản trị và Ban điều hành về giá trị mà KSNB sẽ mang lại cho ngân hàng. Trên cơ sở đó mô tả những nhiệm vụ của KSNB thông qua điều lệ, quy chế, quy định kiểm soát và cuối cùng là xây dựng chiến lược chính thức cho bộ phận KSNB

- Hoàn thiện quy trình và phương pháp KSNB: Các cuộc kiểm tra của KSNB tại chi nhánh mới chủ yếu hướng tới tính tuân thủ, sự đầy đủ của hồ sơ chứng từ mà chưa chú trọng vào việc đánh giá các rủi ro và sự phù hợp của các thủ tục kiểm soát của đơn vị. Do đó, hoàn thiện quy trình và phương pháp KSNB nhằm xác định rõ vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ kiểm soát và nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra.

3.2.5. Tổ chức kiểm tra các khoản cho vay nhằm kịp thời phát hiện rủi ro tín dụng và xửlý dụng và xửlý

Rủi ro tín dụng xuất hiện khi cho vay không chỉ do bản thân phương án kinh doanh kém hiệu quả, mà còn do ngân hàng thiếu kiểm tra, kiểm soát đểkhách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích, hoặc khi kết thúc chu kỳ kinh doanh sử dụng vốn vào mục đích khác …. Để phòng ngừa những rủi ro này, cần thực hiện kiểm soát chặt chẽtrong và sau khi cho vay.

-Đối với khách hàng là doanh nghiệp thì ngân hàng sẽ kiểm tra tình hình lạm phát dẫn đến tăng chi phí hoặc hàng hóa của doanh nghiệp đã bị giảm sức mua, do cạnh tranh gia tăng, doanh nghiệp bị mất dần thị phần, doanh nghiệp yếu kém về mặt quản trịdẫn đến sai lầm vềchiến lược kinh doanh.

-Đối với khách hàng là cá nhân, tình trạng mất việc làm, ốm đau hoặc tai nạn sẽgây bất lợi đến khả năng trảnợcủa cá nhân đó.

Việc giám sát nợvay tuân thủtheo các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc 1: Thực hiện việc kiểm tra theo những kỳ hạn nhất định. Thực hiện phân loại khoản vay theo quy mô giá trịcủa nó đểsửdụng phương pháp kiểm

tra thích hợp. Định kỳ 30, 60, 90 ngày ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra các khoản vay lớn (ví dụ khách hàng doanh nghiệp dư nợ >= 5 tỷ, khách hàng cá nhân dư nợ >= 1 tỷ). Đối với các khoản vay nhỏ do số lượng nhiều nên có thể dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hoặc phân nhóm theo giá trị đểtiến hành kiểm tra.

- Nguyên tắc 2: Khi kiểm tra đánh giá thẩm định cần xem xét một cách cẩn thận những đặc điểm quan trọng của mỗi khoản vay. Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu cảnh báo để thường xuyên xem xét theo dõi trạng thái chất lượng của các khoản vay đặc biệt thay đổi theo chiều hướng xấu đi và trởthành khoản vay có vấn đề.

Hệthống chỉtiêu bao gồm các nội dung như sau:

+ Đánh giá tình hình trảlãi, trảnợtheo kếhoạch và cam kết.

+ Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh: kế hoạch trả lương và phụcấp, tình hình tồn kho, tiêu thụhàng hoá, những tác động bên ngoài.

+ Phân tích tình hình tài chính của khách hàng như lợi nhuận, doanh thu, chi phí, vòng quay vốn, quản lý chi phí, tình hình công nợ, đòn bẩy tài chính.

+ Phân tích tài sản đảm bảo: sựbiến động vềgiá trị tăng lên so với giá trịban đầu, tình trạng bảo quản, quản lý tài sản, những thay đổi vềgiá trịchất lượng, quyền chi phối của ngân hàng đối với tài sản đảm bảo để ngân hàng có đủ tư cách vềmặt pháp lý trong trường hợp phát mãi tài sản khi người đi vay không trả được nợ.

+ Xếp hạng và phân loại tín dụng: Phân tích chất lượng tín dụng, phân loại khoản vay, phân loại khách hàng theo đúng nguyên tắc để đưa ra kếhoạch kiểm tra, phòng ngừa và xử lý. Nó nhằm xác định mức độ rủi ro hiện tại của khách hàng so với khi ký kết hợp đồng cho vay, đểtừ đó làm căn cứxem xét thực hiện giám sát và khi xét cho vay mới. Nếu mức độ rủi ro tăng thì định kỳ kiểm tra giám sát cần rút ngắn lại, và xem xét có nên cho khách hàng tiếp tục sử dụng vốn, có kếhoạch tăng hạn mức tín dụng cho khách hàng. Khi xét cho vay mới, dựa vào đồthị mức độrủi ro của khách hàng mà xác định hạn mức cho vay, hình thức đảm bảo.

Việc kiểm tra đột xuất đối với các khoản vay khi có các dấu hiệu sau:

+ Khách hàng có những trì hoãn không bình thường và không có lý do trong việc chậm nộp các báo cáo tài chính, trảnợtheo lịch hoặc không liên lạc với cán bộ

tín dụng của ngân hàng.

+ Chậm trễtrong việc trảnợ.

+ Khách hàng vay là doanh nghiệp thì có những thay đổi trong phương pháp tính khấu hao, phân phối hay trích lập các quỹ, xác định giá trị hàng tồn kho, tài khoản thuếvà thu nhập. Giá trịcổphiếu của doanh nghiệp thay đổi bất thường.

+ Lợi nhuận ròng của năm sau nhỏ hơn năm trước.

+ Có thay đổi vềdoanh thu hoặc lượng tiền mặt thực tếso với dựkiến ban đầu.

+ Có những biến động lớn vềsố dư tiền gửi tại ngân hàng.

+ Các chỉ tiêu thẩm định tài chính có diễn biến theo chiều hướng xấu: khả năng thanh toán giảm sút, thời gian thu hồi công nợ ngày càng tăng.

+ Đềnghị ngân hàng cơ cấu lại thời hạn thường xuyên.

- Nguyên tắc 3: Ngân hàng phải luôn theo dõi tình trạng của các khoản cho vay lớn nhất.

- Nguyên tắc 4: Tăng cường lịch trình theo dõi, giám sát theo dõi trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tếlâm vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng hay phần lớn các khoản vay của ngân hàng phát sinh nhiều vấn đề đáng chú ý nhất là hiện tại nợxấu đang là bàitoán nan giải của các ngân hàng. Tập trung kiểm tra những khách hàng thuộc những ngành nghề đang rơi vào tình trạng khó khăn, khủng hoảng thừa, tình trạng đóng băng như bất động sản, chứng khoán, xuất khẩu…

- Nguyên tắc 5: Nhận diện và xử lý kịp thời đối với các khoản vay có vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)