Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 94)

-Ngân hàng nhà nước Việt Nam cần hoàn thiện hệthống thông tin tín dụng có chất lượng đối với toàn ngành ngân hàng. Việc nắm bắt thông tin tốt, đặc biệt thông tin vềDN, sẽ tạo điều kiện cho các TCTD có quyết định cho vay đúng, hạn chếrủi

ro. Mặt khác, nắm bắt thông tin tốt, các TCTD sẽ phân tích đánh giá “định lượng” được rủi ro, có những dựbáo, dự đoán được diễn biến của tình hình thị trường, của nền kinh tế. Dự báo được tính hiệu quả, khảthi của dự án trong tương lai, từ đó đưa ra quyết định đầu tư hay không đối với các dự án lớn, đây là giải pháp các TCTD cần đặc biệt quan tâm và thực hiện trong một môi trường mà thông tin trởthành tài nguyên, nguồn lực đối với sựphát triển của nền kinh tế, theo đó, cần xây dựng và tổ chức tốt hệ thống thông tin: bao gồm thông tin tín dụng, thông tin khách hàng và thông tin kinh tế, thông tin pháp luật, thông tin thị trường với mức độ ứng dụng công nghệ cao, cho phép thu thập và xử lý thông tin nhanh, đảm bảo tính cập nhật và chính xác thực hiện trao đổi thông tin tốt giữa các TC tín dụng với nhau và với NHNN, với các TCKT. Để làm được điều đó, NHNN phải chú trọng đổi mới và hiện đại hóa các trang thiết bị đểviệc thu thập và cung cấp thông tin tín dụng được thông suốt, kịp thời và đào tạo đội ngũ nhân viên có khả năng thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp và đưa ra những nhận định cảnh báo chính xác, kịp thời thay vì chỉ đưa ra những con số. Ngoài ra NHNN nên có những biện pháp cải tiến thích hợp, cung cấp thông tin kịp thời và chính xác đểcác ngân hàng nhận thấy quyền lợi và nghĩa vụtrong việc cung cấp thông tin khách hàng..

- Nâng cao công tác phân tích và dự báo kinh tế tiền tệ phục vụ cho công tác điều hành chính sách tài chính, tiền tệnhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới NHNN thành ngân hàng trung ương hiện đại theo hướng áp dụng mô hình kinh tế lượng vào dự báo lạm phát và các chỉtiêu kinh tếvĩ mô tiền tệkhác. Ổn định các chính sách vềtỷ giá, tín dụng, các vấn đề vĩ mô khác để giúp cho hoạt động của NHTM được ổn định.

- Tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật trong điều hành hoạt dộng tín dụng tại các TCTD, trường hợp sai phạm không chấn chỉnh kịp thời cần có biện pháp xửlý mạnh, thậm chí bồi thường trách nhiệm vật chất.

- Thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ chuyên viên thực hiện công tác thanh tra của ngân hàng Nhà nước

điều kiện cung cấp các dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng.

3.4.3. Kiến nghịvới Chính phủ

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, không ngừng tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh để khuyến khích sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, đồng thời bảo vệlợi ích chính đáng cho các NHTM cụthể:

+ Hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp lý liên quan đến bảo đảm tiền vay, để khi ngân hàng thực hiện đầy đủ các thủtục công chứng, đăng ký đối với tài sản đảm bảo thì có thểxửlý nợ, thu hồi nợbằng việc thanh lý tài sản đảm bảo một cách nhanh chóng.

+ Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật như hệ thống thông tin, kiểm toán, kế toán theo chuẩn mực quốc tế .. thúc đẩy kinh tếphát triển ổn định, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và của NHTM nói riêng phát triển an toàn, bền vững đểhội nhập quốc tế.

+ Rà soát các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không còn phù hợp với thực tế để hệ thống các văn bản của ngành có tính pháp lý cao hơn chứ không đơn thuần hướng dẫn nghiệp vụ.

- Trong việc hoạch định chính sách, cần cân đối một cách thích hợp giữa các mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, ổn định tiền tệvà sựphát triển bền vững

của hệthống NH thường quá đột ngột gây ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM. - Cần có những quy định cụ thể liên quan đến công bố thông tin tài chính mại,tránh tình trạng thắt chặt thay đổi định hướng doanh nghiệp có xác minh của kiểm toán, quy định chặt chẽ hơn vềnhững điều kiện của công ty kiểm toán khi họthực hiện các báo cáo kiểm toán sơ sài, hoặc thiếu trung thực. Vì thực tếhiện nay cho thấy chất lượng của rất nhiều công ty kiểm toán là chưa đảm bảo.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về rủi ro tín dụng ở chương 1, và thực trạng rủi ro tín dụng tại AGRIBANK chi nhánh Thành phốHồChí Minhở chương 2, chương 3 đã đưa ra các giải pháp, kiến nghị và đềxuất, cụthể là hệ thống các giải pháp, đã trình bày các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng nhằm tập trung xử lý những tồn tại ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tín dụng và nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng của chi nhánh; đềxuất sửa đổi về cơ cấu tổchức, danh mục và đối tượng đầu tư tín dụng, hỗtrợthông tin… góp phần hoàn thiện các giải pháp ngăn ngừa và hạn chếrủi ro tín dụng tại Chi nhánh. Kiến nghị và đềxuất đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính phủ: Tạo lập một môi trường kinh doanh và quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả, phát triển một hệ thống tài chính ổn định và bền vững, đồng thời cũng cần có nhận thức đúng đắn và cố gắng xây dựng cho riêng mình quy trình quản trị RRTD phù hợp và hiệu quả.

KẾT LUẬN

Rủi ro là một hiên tượng xảy ra tất yếu trong tất cả các hoạt động kinh doanh, chúng ta không thể loại bỏ hết chúng mà chỉ có thể giảm thiểu sự tác động tiêu cực của rủi ro thông qua các hoạt động quản lý phù hợp. Trong quá trình hoạt động, nếu NHTM không quản lý được rủi ro tín dụng thì những thiệt hại từ chúng sẽ khôn lường. Trước sự biến động nhanh chóng và phức tạp của môi trường kinh doanh vấn đề “Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh” luôn cần phải được quan tâm nghiên cứu với mục đích: Đềxuất các giải pháp kịp thời nhằm hạn chếRRTD tại Chi nhánh.

Để đạt được mục đích trên, luận văn đã tập trung giải quyết những nội dung sau:

- Hệthống hóa và làm sáng tỏthêm những lý luận cơ bản vềtín dụng, RRTD tại NHTM; nghiên cứu kinh nghiệm về quản trị RRTD của các NHTM ở một số nước trên thếgiới, từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm cho NHTM Việt Nam.

- Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tín dụng, RRTD tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VN – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2011 đến 8 tháng đầu năm 2014. Trên cơ sởphân tích thực tiễn, luận văn đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và những nguyên nhân của hạn chếtrong công tác tín dụng và quản lý RRTD của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VN – Chi nhánh Thành phốHồChí Minh.

- Đưa ra hệthống giải pháp, kiến nghị và đề xuất nhằm phòng ngừa và hạn chế RRTD tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VN – Chi nhánh Thành phốHồChí Minh trong thời gian tới.

Mặc dù đã hết sức cố gắng của bản thân và được sự hướng dẫn tận tình của người hướng dẫn khoa học TS. Trần Dục Thức, sự giúp đỡcủa các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp, song chắc chắn luận văn vẫn còn những hạn chế nhất định. Tác giảrất mong được sự góp ý, giúp đỡcủa các thầy cô trong Hội đồng cùng những ai có quan tâm đểluận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)