Kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 42)

Cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ cuối năm 2007 là rất nghiêm trọng và nó có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Mỹ. Nguyên nhân phần lớn xuất phát từ những khoản thua lỗ liên quan đến địa ốc và chứng khoán. Khủng hoảng tín dụng Mỹ đã làm thị trường địa ốc ngày càng suy yếu và trởthành thảm họa thực sự. Giá nhà đất ởMỹ liên tục giảm xuống, số vụ tịch biên nhà không ngừng tăng lên. Đối với thị trường chứng khoán Mỹ, lượng chứng khoán phát hành trước đây đã bị đánh giá cao,không đúng với giá trị thực vốn có. Không những chỉcó lĩnh vực địa ốc và tài chính bị ảnh hường mà cuộc khủng hoảng tín dụng còn “tàn phá” cảngành công nghiệp ô tô, hàng không, du lịch và bán lẻ…

Đã có tới hàng trăm NH Mỹ lâm vào khó khăn, hàng chục NH bị phá sản. Nguyên nhân là do các NH mất khả năng thanh khoản do danh sách các khoản nợ khó thu hồi tăng cao, dùng huy động tiền gửi ngắn hạn cho vay bất động sản đồng nghĩa với việc lấy ngắn nuôi dài, không thẩm định nguồn trả nợ, cho vay dưới chuẩn, đến khi giá bất động sản tụt dốc không phanh, các khoản nợ không thu hồi được, NH mất khả năng chi trả các khoản tiết kiệm đến hạn, tình hình kinh tế khủng hoảng, các doanh nghiệp Mỹ rơi vào tình cảnh khó khăn, phá sản, các khoản đầu tư của NH cũng từ đó thua lỗ.

Từcuộc khủng hoảng tín dụng Mỹ cho thấy nguyên nhân xuất phát phần lớn từ việc quản lý, kiểm soát khoản vay kinh doanh bất động sản còn yếu kém, chất lượng tín dụng không được coi trọng, có nhiều khoản cho vay dưới chuẩn, không thẩm định kỹ trước khi cho vay, sử dụng nguồn huy động ngắn hạn để đầu tư vào những khoản dài hạn như bất động sản nên không thể tránh khỏi rủi ro thanh toán và không thu hồi được nợ. (Tạp chí pháp lý, 2012)

Để đối phó với rủi ro tín dụng hiện tại, Cục DựTrữLiên Bang Mỹ(FED) đã giảm lãi suất và bơm tiền cho các ngân hàng. Các ngân hàng lớn tại Mỹ đã đưa ra quyết định lập nguồn quỹ gần 80 tỷ USD đểmua chứng khoán cầm cốvà các tài sản khác để ngăn chặn cuộc khủng hoảng tín dụng ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu. Đồng thời FED cũng siết chặt không chỉ đối với mảng cho vay cầm cố mà còn quy định đối với mở thẻ tín dụng, cho vay với doanh nghiệp và hàng loạt sản phẩm tín dụng khác nhằm phòng tránh rủi ro. Từ tháng 8/2007 cho đến nay, Mỹ đã phải đưa ra nền kinh tế 2.300 tỷ USD, trong đó gói giải pháp cứu trợ bằng tiền mặt lên tới 800 tỷ USD để cứu vãn hệ thống ngân hàng và xem xét đưa ra các gói giải pháp tương tự.

Tuy nhiên, các ngân hàng đã thấy được tầm quan trọng của việc đánh giá mức độ tín nhiệm của các khoản nợ, đánh giá chuẩn mực tín dụng trong thị trường thếchấp và vai trò của nhà quản trịtrong việc đưa ra các chính sách tín dụng cho từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)