Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số ngân hàng trên thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 39)

1.4.1.1. Kinh nghim ca Trung Quc

Từmột số nguyên nhân chính gây ra các khoản nợxấu tại Trung Quốc, Việt Nam có thểhọc hỏi kinh nghiệm đểhạn chế được những nguy cơ tiềm ẩn gây ra rủi ro tín dụng. Nguyên nhân các khoản nợxấu xuất phát từ:

Thứ nhất,dư nợ tín dụng tăng quá nhanh, trong khi cho vay những lĩnh vực ngoài thị trường truyền thống và dựa vào thế chấp, người bảo lãnh, danh tiếng – là những nguồn trảnợthứyếu –mà không đánh giá nguồn trảnợchính.

Thứ hai,trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng có nhiều hạn chế so với tiêu chuẩn.

Thứba,coi nhẹcác tiêu chuẩn an toàn tín dụng, như: cho vay với kỳvọng tài sản hình thành từvốn vay sẽ có giá trịcao (tuy nhiên tình trạng sốt và giảm giá nhà đất nghiêm trọng ở Thượng Hải gần đây đã làm cho sự kỳ vọng vô nghĩa, giá bất động sản sụt giảm, trịgiá thế chấp không đủ bù đắp khoản vay, thanh khoản kém, nguy cơ không trả được nợlà rất lớn); Tỷlệ cho vay trên giá trịtài sản thếchấp quá cao; Cho vay đảm bảo bằng chính cổ phiếu ngân hàng mình; Cơ cấu khoản vay kém hiệu quả, cho vay quá khả năng chi trả; Không văn bản hoá thoả thuận cụ thể vềmục đích và cách sửdụng khoản vay, kếhoạch nguồn trảnợ.

Thứ tư, giám sát sau giải ngân kém; không giám sát thoả đáng các khoản cho vay xây dựng, như đi thực địa, tiến độrút vốn vay, thanh tra,…Không có chứng từ địa chỉgiao dịch với khách hàng vay, hồ sơ pháp lý không đầy đủ; Không thu thập, xác minh và phân tích các báo cáo trong suốt kỳ hạn hiệu lực khoản vay; Không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo như chu kỳ luân chuyển tồn kho và khoản phải thu chậm lại, chu kỳ các khoản phải trả dài ra và phát sinh lỗròng trong kinh doanh.

Nhận biết và xử lý sớm, hiệu quả các nguyên nhân trên là điều kiện quan trong nhất để giảm thiểu rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại ở Trung Quốc. (Tạp chí pháp lý, năm 2012)

1.4.1.2. Kinh nghim qun lý ri ro tín dng ca Nht Bn

Ngân hàng nên chủ động trong việc đánh giá một khách hàng có tiềm năng rủi ro trong tương lai gần và xa, từ đó có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt. Nếu mức lỗ của ngân hàng vượt quá khả năng của các NHTM, NHNN sẽ dùng các nguồn quỹquốc gia đểcan thiệp.

Hiện nay các ngân hàng Nhật đã xửlý thành công các vấn đề liên quan đến tài sản không thu hồi được. Tổ chức dịch vụ tài chính (The Financial Service Agency) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc ép các ngân hàng thực hiện công tác dự phòng cần thiết cũng như xử lý những khoản nợxấu mà trước đây đã từng gây ra các khoản lỗlớn kéo dài trong nhiều năm đối với hầu hết các ngân hàng.

1.4.1.3. Kinh nghim tcuc khng hong tài chính ti M

Cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ cuối năm 2007 là rất nghiêm trọng và nó có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Mỹ. Nguyên nhân phần lớn xuất phát từ những khoản thua lỗ liên quan đến địa ốc và chứng khoán. Khủng hoảng tín dụng Mỹ đã làm thị trường địa ốc ngày càng suy yếu và trởthành thảm họa thực sự. Giá nhà đất ởMỹ liên tục giảm xuống, số vụ tịch biên nhà không ngừng tăng lên. Đối với thị trường chứng khoán Mỹ, lượng chứng khoán phát hành trước đây đã bị đánh giá cao,không đúng với giá trị thực vốn có. Không những chỉcó lĩnh vực địa ốc và tài chính bị ảnh hường mà cuộc khủng hoảng tín dụng còn “tàn phá” cảngành công nghiệp ô tô, hàng không, du lịch và bán lẻ…

Đã có tới hàng trăm NH Mỹ lâm vào khó khăn, hàng chục NH bị phá sản. Nguyên nhân là do các NH mất khả năng thanh khoản do danh sách các khoản nợ khó thu hồi tăng cao, dùng huy động tiền gửi ngắn hạn cho vay bất động sản đồng nghĩa với việc lấy ngắn nuôi dài, không thẩm định nguồn trả nợ, cho vay dưới chuẩn, đến khi giá bất động sản tụt dốc không phanh, các khoản nợ không thu hồi được, NH mất khả năng chi trả các khoản tiết kiệm đến hạn, tình hình kinh tế khủng hoảng, các doanh nghiệp Mỹ rơi vào tình cảnh khó khăn, phá sản, các khoản đầu tư của NH cũng từ đó thua lỗ.

Từcuộc khủng hoảng tín dụng Mỹ cho thấy nguyên nhân xuất phát phần lớn từ việc quản lý, kiểm soát khoản vay kinh doanh bất động sản còn yếu kém, chất lượng tín dụng không được coi trọng, có nhiều khoản cho vay dưới chuẩn, không thẩm định kỹ trước khi cho vay, sử dụng nguồn huy động ngắn hạn để đầu tư vào những khoản dài hạn như bất động sản nên không thể tránh khỏi rủi ro thanh toán và không thu hồi được nợ. (Tạp chí pháp lý, 2012)

Để đối phó với rủi ro tín dụng hiện tại, Cục DựTrữLiên Bang Mỹ(FED) đã giảm lãi suất và bơm tiền cho các ngân hàng. Các ngân hàng lớn tại Mỹ đã đưa ra quyết định lập nguồn quỹ gần 80 tỷ USD đểmua chứng khoán cầm cốvà các tài sản khác để ngăn chặn cuộc khủng hoảng tín dụng ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu. Đồng thời FED cũng siết chặt không chỉ đối với mảng cho vay cầm cố mà còn quy định đối với mở thẻ tín dụng, cho vay với doanh nghiệp và hàng loạt sản phẩm tín dụng khác nhằm phòng tránh rủi ro. Từ tháng 8/2007 cho đến nay, Mỹ đã phải đưa ra nền kinh tế 2.300 tỷ USD, trong đó gói giải pháp cứu trợ bằng tiền mặt lên tới 800 tỷ USD để cứu vãn hệ thống ngân hàng và xem xét đưa ra các gói giải pháp tương tự.

Tuy nhiên, các ngân hàng đã thấy được tầm quan trọng của việc đánh giá mức độ tín nhiệm của các khoản nợ, đánh giá chuẩn mực tín dụng trong thị trường thếchấp và vai trò của nhà quản trịtrong việc đưa ra các chính sách tín dụng cho từng thời kỳ.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho các ngân hàng thương mại ởViệt Nam

Qua những kinh nghiệm trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại trên thếgiới và trong nước, có thể rút ra một sốbài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam như sau:

Một là, tạo hành lang pháp lý cho sự ra đời của các ngân hàng bảo lãnh, các tổ chức mua bán nợ, kinh doanh rủi ro góp phần tăng cường các biện pháp, giải pháp trong hoạt động tài trợ rủi ro đồng thời góp phần phát triển đầy đủ các thị trường.

Hai là, tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận, các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay. Để hạn chế rủi ro đạo đức và nâng cao chất lượng phân tích đánh giá khoản vay, các ngân hàng thương mại Việt Nam nên tổ chức bộ phận tín dụng theo hướng: độc lập phòng khách hàng tiếp nhận hồ sơ vay vốn và bộ phận thẩm định riêng để đảm bảo sự độc lập trong quyết định cấp tín dụng, kiểm soát toàn bộ quy trình cấp tín dụng từ giai đoạn khởi tạo và phê duyệt cho đến khi hoàn trả hết. Thành lập một bộ phận độc lập trong từng ngân hàng thương mại,

chuyên sâu nghiên cứu, phân tích và dựbáo vềsựphát triển của thành phần kinh tế, khu vực kinh tế, các ngành hàng, khách hàng. Trên cơ sở phân tích, đưa ra những dựbáo và chiến lược phát triển kinh doanh của ngân hàng trong từng giai đoạn, khả năng chấp nhận rủi ro.

Ba là, ban hành hệ thống chấm điểm đánh giá xếp loại khách hàng hữu hiệu, trên cơ sở đó xếp loại khách hàng và có chính sách tín dụng phù hợp với từng khách hàng.

Bốn là, xây dựng và áp dụng rộng rãi hệthống đo lường, giám sát các loại rủi ro tín dụng theo thông lệngân hàng quốc tế.

Năm là, tuân thủnghiêm ngặt các vấn đềcó tính nguyên tắc trong tín dụng. Không chỉ quan tâm đến tài sản thếchấp mà còn quan tâm đến dòng tiền của khách hàng vay, các yếu tố như: năng lực tài chính, uy tín, hiệu quảkinh doanh…

Sáu là, thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích rủi ro tín dụng cho cán bộthẩm định rủi ro tín dụng, cán bộ rủi ro chuyên trách nhằm từng bước xây dựng xây dựng đội ngũ chuyên gia vềquản trịrủi ro tín dụng.

KẾT LUẬNCHƯƠNG 1

Trong chương I, đề tài đã nêu ra những vấn đề lý luận về tín dụng và rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.Đề tài nghiên cứu kinh nghiệm hạn chếrủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại trong khu vực và trên thếgiới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đây là cơ sởlý luận quan trọng để Đề tài vận dụng vào giải thích thực trạng rủi ro tín dụng và các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Chi Nhánh Thành phốHồChí Minh.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH

THÀNH PHỐHỒCHÍ MINH 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG

2.1.1. Giới thiệu vềngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam (NHPTNN VN) được thành lập theo Nghị định số 53/HDBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có NHPTNN VN hoạt động lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. NHPTNN VN đã trải qua những bước thăng trầm với những tên gọi khác nhau gắn liền với những nhiệm vụ khác nhau của từng thời kỳ phát triển kinh tế đất nước: NHPTNN VN (1988 – 1990); Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (1990 -1996); Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (1996 đến nay). Khi thành lập, NHPTNN VN đối mặt với muôn ngàn khó khăn tưởng chừng không vượt qua khỏi. Trong tổng số trên 36.000 cán bộ lúc đó chỉ có 10% trình độ đại học, cao đẳng còn lại là trung cấp, sơ cấp, hoặc chưa được đào tạo. Tổng tài sản chưa đến 1.500 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn 1.056 tỷ đồng, trong đó vốn huy động chỉ chiếm 42% còn lại 58% phải vay từ ngân hàng nhà nước. Tổng dư nợ 1.126 tỷ đồng, trong đó 93% là ngắn hạn, tỉ lệ nợ xấu là trên 10%. khách hàng phần lớn là doanh nghiệp quốc doanh và hợp tác xã. Ngay từ ngày đầu NHPTNN VN đã triển khai một số giải pháp mạnh nhằm chuyển hướng thành một NHTM tự chủ. Đó là, tập trung đầu tư cho kinh doanh lương thực, mạnh dạn thí điểm cho vay trực tiếp đến hộ nông dân… Với những cố gắng này, NHPTNN VN đã từng bước xác lập được vị thế trong hệ thống ngân hàng VN. Năm 1990, pháp lệnh ngân hàng ra đời đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình đổi mới ngành ngân hàng. Hệ thống ngân hàng phân thành 2 cấp: Ngân hàng nhà nước với chức năng ngân hàng trung ương và các ngân hàng thương mại kinh doanh theo cơ chế thị trường chuyển sang hoạt động theo cơ chế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thực sự đối mặt với nguy cơ phá sản. Đứng trước lựa chọn “tồn tại” hay “phá sản”, toàn hệ thống NHPTNN VN đã đoàn kết một lòng,

kiên quyết thực thi các biện pháp quyết liệt đó là: tính giảm gần 10.000 cán bộ chỉ trong vòng một năm, mạnh dạn triển khai cơ chế khoán tài chính đến chi nhánh và người lao động, thể chế hóa hoạt động cho vay hộ nông dân được thí điểm thành công trước đó, tăng cường liên kết với các tổ chức đoàn thể đặc biệt là hội nông dân, hội phụ nữ trong việc chuyển tải vốn đến các hộ nông dân, mở rộng kinh doanh đa năng và kinh doanh đối ngoại, phát triển quan hệ quốc tế. NHPTNN VN cũng chính là người sáng lập quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo và ngân hàng phục vụ người nghèo. Với các quyết sách đột phá này, từ n ăm 1993 NHPTNN VN đã bắt đầu hoạt động có lãi và thực sự chuyển mình thành một NHTM kinh doanh đa năng, có uy tín trong nước. Bước sang giai đoạn lịch sử mới với việc đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (gọi tắt là Agribank) hoạt động theo mô hình Tổng công ty. Từ năm 1996 hoạt động của Agribank có sự thay đổi về chất, vừa kế thừa và phát huy truyền thống, vừa tạo được các yếu tố đột phá, vừa tạo được uy tín trên nhiều phương diện về năng lực tài chính, công nghệ, tổ chức, cán bộ và quản trị điều hành hướng đến chuẩn mực thông lệ hiện đại. Bằng những giải pháp mang tính đột phá và cách làm mới Agribank thật sự khởi sắc. Đến cuối năm 2010, tổng tài sản đạt đến 325.802 tỷ đồng tương đương với 20 tỷ USD tăng gần 220 lần so với ngày đầu thành lập. Tổng dư nợ về đầu tư nền kinh tế đạt 412.434 tỷ đồng, trong đó: cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm 70% với trên 10 triệu hộ gia đình, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 36% với gần 3 vạn doanh nghiệp dư nợ. Tổng nguồn vốn 476.177 tỷ đồng và gần như hoàn toàn là vốn huy động.

- Về công nghệ: Agribank đã tạo bước đột phá trongtriển khai có dự án tin học để đến hôm nay hình thành nền móng công nghệ cơ bản cho một ngân hàng hiện đại, kết nối trực tuyến toàn hệ thống, cho phép triển khai và ứng dụng tất cả các dịch vụ ngân hàng hiện đại như thẻ quốc tế, internet banking, home banking, SMS banking…

-Về tài chính: xây dựng một nền tài chính lành mạnh. Lợi nhuận hàng năm tăng đều và vững chắc, hoàn thành tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, đảm bảo thu nhập và đời sống cán bộ không ngừng cải thiện nhưng vẫn đủ sức trích quỹ dự

phòng rủi ro hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm.

- Về mô hình hoạt động: ngoài 2000 chi nhánh và phòng giao dịch, Agribank hiện có 8 công ty trực thuộc kinh doanh trên lĩnh vực khác nhau như : chứng khoán, vàng bạc, cho thuê tài chính, bảo hiểm, in thương mại, du lịch … và đầu tư vào hàng chục các doanh nghiệp khác. Agribank kinh doanh đa năng đang dần tiến tới một tập đoàn tài chính đa ngành đa lĩnh vực trên cơ sơ 3 trụ cột: ngân hàng – chứng khoán – bảo hiểm.

- Về đối ngoại: cùng với việc tăng cường hợp tác với doanh nghiệp, tập thể kinh tế, các tổng công ty hình thành các đối tác chiến lược trong nước, Agribank chủ động mở rộng và khai thác có hiệu quả các mối quan hệ quốc tế: thu hút và triển khai hàng trăm dự án đầu tư nước ngoài cho nông nghiệp, nông thôn với tổng sống vốn gần 4 tỷ USD được các tổ chức tài chính quốc tế như: WB, ADB,AFD… đánh giá cao, xúc tiến quan hệ đối tác chiến lược với các tập đoàn, ngân hàng lớn trên thế giới, chú trọng duy trì và phát triển quan hệ với các hiệp hội ngân hàng khu vực và quốc tế nhằm chia sẽ, học hỏi, chuyển giao kiến thức, công nghệ ngân hàng tiên tiến. Qua đó vị thế và uy tín của Agribank trong khu vực và trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định.

2.1.2. Giới thiệu vềngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh thành phốHồChí Minh chi nhánh thành phốHồChí Minh

2.1.2.1. Quá trình thành lp và phát trin

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh tiền thân là chi nhánh Ngân hàng phát triển nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Ngân hàng phát triển Nông nghiệp (NHPTNo), được thành lập theo Quyết định 110/NH-QĐ/TCCB ngày 12/10/1988 của Tổng Giám đốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)