Hoạtđộng sử dụng vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 53 - 61)

Biểu đồ2.2 cho thấy: Dư nợ qua 3 năm từ 2011 đến năm 2013 của Chi nhánh liên tục giảm. Từ6,338 tỷ đồng vào năm 2011 đến năm 2013 chỉcòn 2,758 tỷ đồng giảm 56.48% so với năm 2011. Dư nợ năm 2012 giảm 3% so với năm 2011. Qua tới năm 2013 giảm 55 % so với năm 2012.

Biểu đồ2.2: Biến động dư nợcủa Agribank TPHCM từ2011đến 2013

DƯ NỢ QUA CÁC NĂM CỦA CHI NHÁNH

6338 6190 2758 0.00% -2.34% -55.44% 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 2011 2012 2013 NĂM T Đ N G -80.00% -60.00% -40.00% -20.00% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% Tổng dư nợ Tăng/giảm

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank TP.HCM[8]

Nguyên nhân do nguồn vốn huy động năm 2012 và 2013 của Chi nhánh sụt giảm mạnh,riêng năm 2012 vốn huy động không đủ đểcho vay, Chi nhánh phải sử dụng vốn điều hòa từ Trụ sở chính với lãi suất cao, nên Chi nhánh đã chủ động giảm dư nợ để đảm bảo quỹ thu nhập. Ngoài ra, năm 2013 Chi nhánh cũng đã thực hiện giảm dư bằng cách bán đi một phần nợ xấu cho công ty quản lý tài sản (VAMC).

Dư nợtheo loi tin:

Qua bảng 2.3 cho thấy: Cho vay nội tệlà hoạt động cho vay chủ yếu của Chi nhánh: Dư nợcho vay nội tệ chiếm tỷtrọng lớn và tăng qua các năm trong tổng dư nợcho vay của Chi nhánh. Riêng năm 2013, cho vay nội tệchiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối. Tỷtrọng cho vay nội tệtừ năm 2011đến 2013 lần lượt là 53%; 90%; 93% và 8 tháng đầu năm 2014 tăng lên gần 95%.

Tỷtrọng dư nợcho vay ngoại tệ giảm dần qua các năm, hơn nữa, mặc dù lãi suất cho vay ngoại tệ thấp hơn nội tệ nhưng tỷ giá luôn được điều chỉnh tăng qua các năm. Vì vậy, rủi ro vay ngoại tệ thường rất cao, nên các doanh nghiệp thường có xu hướng vay nội tệ hơn là vay ngoại tệ.

Bảng 2.3: Dư nợtheo loại tiền của Agribank TP.HCM từ 2011 đến2014

Đơn vịtính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 8 tháng 2014

Dư nợ nội tệ 3,316 5,566 2554 2186

Dư nợ ngoại tệ quy đổi 3,022 624 204 129

Tỷ trọng dư nợ nội tệ (%) 52.32% 89.92% 92.60% 94.43%

Tỷ trọng dư nợ ngoại tệ quy đổi (%) 47.68% 10.08% 7.40% 5.57%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank TP.HCM[8] Dư nợtheo khn:

Qua bảng 2.4 cho thấy: Dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong năm 2011 là 66% đến năm 2012 tăng lên đến 70%. Qua năm 2013 tỷ trọng này giảm xuống còn 40%. Tám tháng đầu năm 2014 tăng lên 47%. Một phần nguyên nhân do Chi nhánh đã bán nợtrung và dài hạn cho công ty VAMC.

Cho vay ngắn hạn giảm về doanh số và tỷ trong qua các năm, riêng năm 2013 tăng lên đột biến. Với việc suy giảm dư nợ cho vay ngắn hạn có thể giảm rủi ro tín dụng nhưng giảm hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh bởi lãi suất cho vay trung và dài hạn bao giờcũng cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn.

Bảng 2.4: Dư nợtheo kỳhạn của Agribank TP.HCM từ 2011 đến 2014

Đơn vịtính: Tỷ đồng Chỉtiêu 2011 2012 2013 8 tháng 2014 Tổng dư nợ 6338 6190 2758 2315 Ngắn hạn 2,154 1,902 1,664 1,228 Trung và dài hạn 1,093.5 1,087 4,184 4,288 Tỷtrọng nợngắn hạn (%) 33.99% 30.73% 60.33% 53.05% Tỷtrọng trung và dài hạn (%) 17.25% 17.56% 151.70% 185.23%

-Dư nợtheo loi hình, chương trình kinh tế:

Bảng 2.5: Dư nợtheo loại hình, chương trình kinh tếcủa Agribank TP.HCM

Đơn vịtính: Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank TP.HCM[8]

Qua bảng 2.5 cho thấy: Tỷ trọng dư nợ cho vay bất động sản chiếm tỷ trọng khá lớn trong năm 2011 và năm 2012 lần lượt là 47.55% và 53.28%. Năm 2013 có sựsụt giảm mạnh chỉcòn 18.85 % so với tổng dư nợ.Trong lúc đó tỷtrọng cho vay nông nghiệp, nông thôn (VB3789, 17/09/2008) lại thấp hơn, năm 2011chỉ chiếm 25.48%, năm 2012 là 27.03 %, nhưng đến năm 2013 tỷ trọng này tăng lên đến 44.23%. Điều này cho thấy xu hướng cho vay của Chi nhánh đang ngày càng chú trọng đến lĩnh vực nông nghiệp.

Kết quảhoạt động kinh doanh - Thu nhập

Qua biểu đồ 2.3 và bảng 2.6 cho thấy: Thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn là thu nhập lớn nhất của Chi nhánh với tỷtrọng qua các năm từ 2011 đến 2013 lần lượt là 86.56%; 83.92%; 85.9% và 8 tháng đầu năm 2014 là 83%. Chỉtiêu 2011 2012 2013 8 tháng 2014 - DN CV Nông nghiệp, NT (VB3789, 17/09/2008) 1,615 1,673 1,220 992 - DN CV bất động sản 3,014 3,298 520 520 - DN CV khác 1,709 1,219 1,018 803 - Tỷtrọng DN CV Nông nghiệp, NT (VB3789,17/09/2008) (%) 25.48 27.03 44.23 42.85 - Tỷtrọng DN CV Bất động sản (%) 47.55 53.28 18.85 22.46 - Tỷtrọng DNCV khác (%) 26.96 19.69 36.91 34.69

Biểu đồ2.3: Biến động thu nhập của Agribank TP.HCM từ 2011 đến 2013 Tỷ trọng thu nhập 2.30% 3.74% 0.00% 86.56% 83.92% 85.90% 1.29% 1.67% 3.58% 9.86% 10.67% 10.52% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2011 2012 2013 Thu khác Thu nợ đã XLRR Thu lãi cho vay Thu dịch vụ

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank TPHCM[8]

Tuy nhiên về mặt giá trị thì thu nhập từ hoạt động này đã giảm dần qua các năm lần lượt là 807 tỷ; 511 tỷ; 140 tỷ và 8 tháng đầu năm 2014 là 120 tỷ đồng. Nguyên nhân dư nợ tín dụng qua các năm cũng giảm dần một cách đáng kể. Trong khi lãi suất cho vay cũng có xu hướng giảm. Từ năm 2012 Agribank có chủ trường giảm lãi suất cho vay cho mọi đối tượng khách hàng.

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ không đáng kể, doanh thu từ hoạt động này ngày càng giảm và chiếm tỷ trọng rất nhỏtrong thu nhập của Chi nhánh. Trong đó năm 2013 doanh thu từ hoạt động dịch vụ còn bị âm 18.42 tỷ đồng, thu không đủ chi. Đến8 tháng đầunăm 2014, khoản thu từdịch vụchiếm 8% tổng thu nhập tăng 163% so với năm 2013.

càng tăng. Điều này là tốt nếu như nợ xấu của Chi nhánh giảm hoặc không tăng, nhưng ở đây nợ xấu của chi nhánh cũng tăng dần từ năm 2011 đến năm 2013 nên việc nguồn thu từxửlý rủi ro tín dụng tăng lên cũng chưa khẳng định được công tác xử lý rủi ro của chi nhánh là tốt. Theo phân tích bên dưới, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng vẫn đạt mức cao. Như vậy công tác xử lý rủi ro của Chi nhánh chưa hiệu quả.

- Chi phí

Biểu đồ2.4: Biến động chi phí của Agribank TP.HCM từ 2011 đến 2013 Tỷ trọng chi phí 83.55% 88.57% 61.48% 15.12% 3.66% 36.06% 1.33% 7.77% 2.46% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2011 2012 2013 Chi khác Chi dự phòng rủi ro Chi lãi huy động

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank TPHCM[8]

Qua biểu đồ 2.4 và bảng 2.6 cho thấy: Chi phí về huy động là khoản chi lớn nhất của Chi nhánh với tỷ trọng lần lượt qua 3 năm từ 2011 đến năm 2013 là

83.55%; 88.57% và 61.48% so với tổng chi phí. Tỷ trọng này giảm còn 61.48% năm 2013 do cùng năm này doanh số huy động của Chi nhánh cũng giảm đến 25.98% so với năm 2011. Trong năm 2013 doanh số huy động cao hơn năm 2012 nhưng chi phí huy động giảm cho thấy, lãi suất huy động năm 2013đã bắt đầu giảm so với năm 2012.

Chi phí về dự phòng rủi ro tăng giảm thất thường, năm 2012 giảm so với năm 2011 là 83%. Qua năm 2013, khoản chi phí này tăng lên một cách đáng kể, gấp gần 3 lần so với năm 2011. Mặc dù dư nợ cho vay năm 2013 của chi nhánh thấp hơn nhiều so với năm 2011. Điều này cho thấy các khoản cho vay của ngân hàng đang có vấn đề, chất lượng tín dụng của ngân hàng không cao.

- Kết quảkinh doanh

Qua bảng 2.6 cho thấy: Kết quảhoạt động kinh doanh của Chi nhánh không đạt hiệu quảtrong thời gian qua với mức chênh lệch thu chi chưa lương năm 2011 đến năm 2013 lần lượt là âm 181.31 tỷ; âm 155.7 tỷ; âm 874.36 tỷ và 8 tháng đầu năm 2014 là âm 202.8 tỷ đồng. Nguyên nhân do thu nhập giảm một cách trầm trọng từ mức 932.34 tỷ đồng năm 2011 chỉcòn 162.98 tỷ đồng năm 2013. Trong khi đó, chi phí có phần giảm nhưng không đáng kể từ 1137.25 tỷ đồng năm 2011 xuống 1057.22 tỷ đồng năm 2013.

Kết quả kinh doanh năm 2012 có sựgiảm lỗ hơn so với năm 2011 do nguồn tiền huy động trong năm 2012 giảm 27.25%. Nên phần chi phí cho lãi huy động cũng giảm 25.28%, thu từxử lý rủi ro tín dụng cũng đạt mức cao nhất là 10.17 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh năm 2013 của Chi nhánh là âm tài chính với con số 874.36 tỷ đồng. Năm 2013 vẫn đang là một năm khó khăn đối với chi nhánh trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. Thị trường bất động sản vẫn trầm lắng; tiến độcác dự án đầu tư phát triển đô thị còn chậm, ảnh hưởng hoạt động của các doanh nghiệp chậm trảnợcho ngân hàng.

Bảng 2.6: Kết quảkinh doanh của Agribank TP.HCM từ 2011 đến 2014

Chỉtiêu 2011 2012 2013 8 tháng

2014

Tổng thu nhập 932.34 608.9 162.98 144.54 Thu dịch vụ 21.44 22.8 (18.42) 11.64

Thu lãi cho vay 807 511 140 120

Thu nợ đã XLRR 12 10.17 5.83 2.91 Thu khác 92 65 17 10 Tỷtrọng thu dịch vụ(%) 2.30% 3.74% -11.30% 8.05% Tỷtrọng thu lãi cho vay (%) 86.56% 83.92% 85.90% 83.02% Tỷtrọng thu nợ đã XLRR (%) 1.29% 1.67% 3.58% 2.01%

Tỷtrọng thu khác (%) 9.86% 10.67% 10.52% 6.91%

Biến động thu dịch vụ(%) 6.25% -180.86% -163.19% Biến động thu lãi cho vay (%) -36.68% -72.60% -14.29% Biến động thu nợ đã XLRR (%) -15.25% -42.67% -50.09% Biến động thu khác (%) -29.34% -73.59% -41.75% Tổng chi phí 1,137.25 795.5 1,057.22 358.93

Chi lãi huy động 950.14 705 650 301.3

Chi dựphòng rủi ro 172 29.14 381.20 50 Chi khác 15 62 26 8 Tỷtrọng chi lãi huy động (%) 83.55% 88.57% 61.48% 83.94% Tỷtrọng chi dựphòng rủi ro (%) 15.12% 3.66% 36.06% 13.93%

Tỷtrọng chi khác (%) 1.33% 7.77% 2.46% 2.13%

Biến động chi lãi huy động (%) -25.85% -7.74% -53.65% Biến động chi dựphòng rủi ro (%) -83.06% 1208.17% -86.88% Biến động chi khác (%) 309.07% -57.90% -70.68% Chênh lệch thu chi chưa lương (181.31) (155.7) (874.36) (202.80)

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank TPHCM[8]

Do vậy trích lập dự phòng rủi ro năm 2013 lên tới 381.2 tỷ đồng gấp gần 2 lần năm 2011 và gấp gần 11 lần so với năm 2012. Trong khi tổng huy động vốn của năm 2013 là 6,062 tỷ đồng chỉ giảm 25.98% thì dư nợ cho vay của chi nhánh chỉ

còn 2,758 tỷ đồng, giảm 56.48% so với năm 2011. Số vốn huy động còn lại được dùng cho việc điều chuyển vốn nội bộ. Trong năm 2013 lãi huy động phải trả cao gấp 4 lần thu nhập từlãi cho vay. Điều này cho thấy vốn huy động của ngân hàng sửdụng không có hiệu quảcao.

Nhìn chung, kết quảhoạt động kinh doanh của Chi nhánh qua giai đoạn phân tích đều âm. Một điều chúng ta dễ nhận thấy là thu nhập từ hoạt động tín dụng là thu nhập chính, trong khi đó hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại nhiều rủi ro nhất cho Chi nhánh và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nhiều yếu tố (nguồn vốn huy động, chính sách lãi suất, tình hình kinh tế, …). Trong thành phần tạo nên lợi nhuận của Chi nhánh ta thấy, lợi nhuận từ dịch vụ đem lại khá khiêm tốn, trong khi đó hoạt động dịch vụ khá an toàn và mức sinh lời cao hơn so với hoạt động tín dụng. Chính vì vậy, đểcải thiện tình hình tài chính, Chi nhánh cần chú trọng nhiều hơn đến mảng dịch vụ, chú trọng công tác nguồn vốn nhằm tiết kiệm tối đa chi phí huy động vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)