Rủi ro tín dụng xuất hiện khi cho vay không chỉ do bản thân phương án kinh doanh kém hiệu quả, mà còn do ngân hàng thiếu kiểm tra, kiểm soát đểkhách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích, hoặc khi kết thúc chu kỳ kinh doanh sử dụng vốn vào mục đích khác …. Để phòng ngừa những rủi ro này, cần thực hiện kiểm soát chặt chẽtrong và sau khi cho vay.
-Đối với khách hàng là doanh nghiệp thì ngân hàng sẽ kiểm tra tình hình lạm phát dẫn đến tăng chi phí hoặc hàng hóa của doanh nghiệp đã bị giảm sức mua, do cạnh tranh gia tăng, doanh nghiệp bị mất dần thị phần, doanh nghiệp yếu kém về mặt quản trịdẫn đến sai lầm vềchiến lược kinh doanh.
-Đối với khách hàng là cá nhân, tình trạng mất việc làm, ốm đau hoặc tai nạn sẽgây bất lợi đến khả năng trảnợcủa cá nhân đó.
Việc giám sát nợvay tuân thủtheo các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc 1: Thực hiện việc kiểm tra theo những kỳ hạn nhất định. Thực hiện phân loại khoản vay theo quy mô giá trịcủa nó đểsửdụng phương pháp kiểm
tra thích hợp. Định kỳ 30, 60, 90 ngày ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra các khoản vay lớn (ví dụ khách hàng doanh nghiệp dư nợ >= 5 tỷ, khách hàng cá nhân dư nợ >= 1 tỷ). Đối với các khoản vay nhỏ do số lượng nhiều nên có thể dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hoặc phân nhóm theo giá trị đểtiến hành kiểm tra.
- Nguyên tắc 2: Khi kiểm tra đánh giá thẩm định cần xem xét một cách cẩn thận những đặc điểm quan trọng của mỗi khoản vay. Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu cảnh báo để thường xuyên xem xét theo dõi trạng thái chất lượng của các khoản vay đặc biệt thay đổi theo chiều hướng xấu đi và trởthành khoản vay có vấn đề.
Hệthống chỉtiêu bao gồm các nội dung như sau:
+ Đánh giá tình hình trảlãi, trảnợtheo kếhoạch và cam kết.
+ Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh: kế hoạch trả lương và phụcấp, tình hình tồn kho, tiêu thụhàng hoá, những tác động bên ngoài.
+ Phân tích tình hình tài chính của khách hàng như lợi nhuận, doanh thu, chi phí, vòng quay vốn, quản lý chi phí, tình hình công nợ, đòn bẩy tài chính.
+ Phân tích tài sản đảm bảo: sựbiến động vềgiá trị tăng lên so với giá trịban đầu, tình trạng bảo quản, quản lý tài sản, những thay đổi vềgiá trịchất lượng, quyền chi phối của ngân hàng đối với tài sản đảm bảo để ngân hàng có đủ tư cách vềmặt pháp lý trong trường hợp phát mãi tài sản khi người đi vay không trả được nợ.
+ Xếp hạng và phân loại tín dụng: Phân tích chất lượng tín dụng, phân loại khoản vay, phân loại khách hàng theo đúng nguyên tắc để đưa ra kếhoạch kiểm tra, phòng ngừa và xử lý. Nó nhằm xác định mức độ rủi ro hiện tại của khách hàng so với khi ký kết hợp đồng cho vay, đểtừ đó làm căn cứxem xét thực hiện giám sát và khi xét cho vay mới. Nếu mức độ rủi ro tăng thì định kỳ kiểm tra giám sát cần rút ngắn lại, và xem xét có nên cho khách hàng tiếp tục sử dụng vốn, có kếhoạch tăng hạn mức tín dụng cho khách hàng. Khi xét cho vay mới, dựa vào đồthị mức độrủi ro của khách hàng mà xác định hạn mức cho vay, hình thức đảm bảo.
Việc kiểm tra đột xuất đối với các khoản vay khi có các dấu hiệu sau:
+ Khách hàng có những trì hoãn không bình thường và không có lý do trong việc chậm nộp các báo cáo tài chính, trảnợtheo lịch hoặc không liên lạc với cán bộ
tín dụng của ngân hàng.
+ Chậm trễtrong việc trảnợ.
+ Khách hàng vay là doanh nghiệp thì có những thay đổi trong phương pháp tính khấu hao, phân phối hay trích lập các quỹ, xác định giá trị hàng tồn kho, tài khoản thuếvà thu nhập. Giá trịcổphiếu của doanh nghiệp thay đổi bất thường.
+ Lợi nhuận ròng của năm sau nhỏ hơn năm trước.
+ Có thay đổi vềdoanh thu hoặc lượng tiền mặt thực tếso với dựkiến ban đầu.
+ Có những biến động lớn vềsố dư tiền gửi tại ngân hàng.
+ Các chỉ tiêu thẩm định tài chính có diễn biến theo chiều hướng xấu: khả năng thanh toán giảm sút, thời gian thu hồi công nợ ngày càng tăng.
+ Đềnghị ngân hàng cơ cấu lại thời hạn thường xuyên.
- Nguyên tắc 3: Ngân hàng phải luôn theo dõi tình trạng của các khoản cho vay lớn nhất.
- Nguyên tắc 4: Tăng cường lịch trình theo dõi, giám sát theo dõi trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tếlâm vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng hay phần lớn các khoản vay của ngân hàng phát sinh nhiều vấn đề đáng chú ý nhất là hiện tại nợxấu đang là bàitoán nan giải của các ngân hàng. Tập trung kiểm tra những khách hàng thuộc những ngành nghề đang rơi vào tình trạng khó khăn, khủng hoảng thừa, tình trạng đóng băng như bất động sản, chứng khoán, xuất khẩu…
- Nguyên tắc 5: Nhận diện và xử lý kịp thời đối với các khoản vay có vấn đề từ đó đưa ra các biện pháp nhằm giảm tình trạng phức tạp và nợ khó đòi.
* Việc kiểm tra việc tổchức, thực hiện công tác giám sát khoản vay: Bộphận quản lý rủi ro thực hiện giám sát bộphận quan hệkhách hàng phân tích các chỉ tiêu này tạo nên cơ chếkiểm tra, giám sát liên tục, song song nhằm ngăn ngừa mối quan hệgiữa nhân viên quan hệkhách hàng với khách hàng vay, mức độtrung thực trong tờtrình, tinh thần trách nhiệm của nhân viên ngân hàng, chủ động và tăng khả năng phát hiện các khoản vay có vấn đềphát sinh rủi ro tín dụng, báo cáo lãnh đạo từ đó xử lý kịp thời, hạn chế tổn thất. Tổ chức kênh thông tin thông suốt, đảm bảo mọi
hướng dẫn, chỉ đạo của Ban giám đốc đều được truyền đạt đúng, đầy đủ đến từng cán bộ tín dụng và mọi phản ánh của doanh nghiệp đều được trình báo với Ban giám đốc kịp thời.