CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 91 - 93)

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐHỒCHÍ MINH

Khi một khoản vay có vấn đề thì không phải các Ngân hàng sẽ mất trắng mà các Ngân hàng cần phải tìm cách thu hồi toàn bộ hoặc một phần khoản vay. Trong quá trình xử lý các khoản vay có vấn đề Ngân hàng cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

- Tối đa hóa các cơ hội đểthu hồi vốn cho ngân hàng.

- Thành lập phòng quản lý nợ để thực hiện công tác xử lý rủi ro tín dụng vì nếu giao cho bộ phận Quan hệ khách hàng thì công tác xử lý nợxấu có thể sẽkém hiệu quảvà tiến độchậm do mối quan hệgiữa cán bộquan hệkhách hàng với khách hàng vay. Còn Phòng quản lý nợlà bộ phận độc lập, ít tiếp xúc với khách hàng thì công tác xửlý rủi ro được thực hiện độc lập và khách quan.

- Nhân viên xửlý nợphải ước lượng được những nguồn lực sẵn có của người đi vay để thu hồi phần nào số nợ vay, ví dụ: xác định giá trị thanh lý tài sản ước tính, tài khoản tiền gửi của khách hàng, giá trịtài sản đảm bảo…

- Sửdụng những phương án hợp lý đểgiải quyết những khoản vay có vấn đề, bao gồm những biện pháp từnhẹ nhàng đến kiên quyết tuỳtheo tình trạng của khoản vay và tình trạng của khách hàng.

- Trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng ổn định, hoạt động của các doanh nghiệp diễn ra bình thường, khi khách hàng vay không trả được chứng tỏviệc quản lý điều hành doanh nghiệp kém hiệu quả, do đó ngân hàng cần áp dụng những biện pháp nhằm tối đa hoá quá trình thu hồi nợ, thu được nhiều nhất trong thời gian ngắn nhất.

+ Chuyển nợ quá hạn: Nếu khách hàng không đủ điều kiện để gia hạn nợ, ngân hàng chuyển nợ quá hạn để buộc doanh nghiệp phải thu xếp trả nợvì lãi suất

nợquá hạn cao hơn lãi suất nợtrong hạn.

+ Phát mãi tài sản thế chấp của khách hàng: Khi khách hàng mất khả năng thanh toán vì không còn nguồn thu nào thì ngân hàng áp dụng hình thức này vì đây là nguồn thu nợthứhai. Tùy theo thỏa thuận, bên bán tài sản thế chấp, cầm cố có thểlà ngân hàng, khách hàng hay bên thứba hoặc phối hợp cùng bán, uỷquyền cho bên thứba bán trực tiếp hay bán đấu giá.

+ Nhận hay mua lại tài sản đảm bảo: Để thay thế nghĩa vụ trả nợcủa khách hàng, ngân hàng có thể nhận hay mua lại tài sản đảm bảo nhằm phục vụ cho nhu cầu hoạt động kinh doanh, đầu tư của ngân hàng vì nếu mua các tài sản không cần thiết cho dù có mua rồi bán lại thì cũng làm tăng chi phí của ngân hàng. Đối với tài sản đảm bảo là các giấy tờ có giá, sổ tiết kiệm, các khoản tiền gửi có kỳ hạn,… ngân hàng dựa trên các cam kết uỷquyền trong hợp đồng tín dụng để tiến hành thu hồi nợ. Đối với các tài sản đảm bảo khác, nếu mua lại phải theo giá thị trường và được sự đồng ý của khách hàng.

+ Nhận các khoản tiền hay tài sản từbên thứba: Khi khách hàng vay có bảo lãnh thì ngân hàng có thểnhận tiền hay xửlý tài sản từbên bảo lãnh đểtrừnợ.

+ Khai thác, sửdụng tài sản đảm bảo: Nếu tài sản đảm bảo chưa thể xửlý thì ngân hàng có thể khai thác, sử dụng tài sản đảm bảo bằng cách chuyển giao tài sản đảm bảo cho Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. Số tiền thu được từ việc sử dụng, khai thác tài sản sẽ được trừvào nghĩa vụtrảnợsau khi trừchi phí cần thiết.

+ Khởi kiện theo quy định của pháp luật: Nếu doanh nghiệp phá sản, mất khả năng thanh toán hay cố ý lừa đảo thì ngân hàng yêu cầu toà án xử lý theo luật định.

+ Xoá nợ: ngân hàng thực hiện xoá nợ đối với các khoản tín dụng hội đủ điều kiện để xử lý rủi ro, hoặc theo chỉ định của Chính phủ, nhằm lành mạnh hoạt động tín dụng bằng cách giảm lợi nhuận hoặc bù đắp bằng quỹdựphòng rủi ro.

- Trong điều kiện kinh tế khủng hoảng, gặp nhiều khó khăn như hiện nay Ngân hàng cần hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn để cải thiện chất lượng của khoản vay, từ đó có thểtối đa hoá sốnợcó thểthu hồi cũng như tạo ra cơ hội khác

cho ngân hàng đối với khách hàng này. Các biện pháp có thể thực hiện như cơ cấu lại nợ, cho vay đảo nợ, hoãn nợ… Nếu khách hàng không còn khả năng và cơ sở để phục hồi, chất lượng khoản vay có chiều hướng xấu hơn, ít cơ hội thu hồi nợvà lãi thì tiến hành thanh lý nợvà các thủtục liên quan đến thanh lý, tích cực thu hồi nợ.

+ Cơ cấu lại nợ: gắn liền với việc các doanh nghiệp phải thực hiện tái cơ cấu tổ chức, hoạt động kinh doanh để có thể tăng khả năng trả nợ và phát triển trong tương lai. Cơ cấu nợ được thực hiện bằng cách gia hạn nợ, định lại kỳ hạn trả nợ cho doanh nghiệp, xem xét cho vay trung và dài hạn, bù đắp cơ cấu khoản vay ngắn hạn đểhỗtrợ khách hàng cơ cấu lại dòng tiền, thực hiện miễn, giảm phần lãi với các khách hàng có thiện chí trảnợ, miễn, giảm phần lãi phạt quá hạn khi khách hàng trả đầy đủnợgốc và phần lãi còn lại theo hợp đồng tín dụng đã ký kết.

+ Hoãn nợ: Thực hiện khi doanh nghiệp chắc chắn sẽ có một nguồn thu trong tương lai (ví dụ 3 tháng). Sau khi gia hạn nợ, đến thời điểm phải thanh toán mà khách hàng không thể trả được nợ, nhưng trong tương lai khách hàng sẽ có nguồn thu được đảm bảo bằng giấy tờ trên thực tế (như cam kết thanh toán của đối tác khách hàng), sau 3 tháng, khi có nguồn khách hàng sẽthanh toán cho ngân hàng vốn, lãi (chốt tại thời điểm khách hàng xin hoãn) và lãi của 3 tháng (vẫn tính lãi trong hạn cho khách hàng).

+ Cho vay đảo nợ: Khi thực hiện cho vay đảo nợ, ngân hàng phải thẩm định và phê duyệt, cấp tín dụng cho khách hàng như một khoản vay mới, đồng thời xác định mục đích vay là để cơ cấu lại khoản nợcũ. Cho vay đảo nợlà một dạng cơ cấu lại khoản vay một cách toàn diện trong điều kiện khách hàng vẫn hoạt động kinh doanh chứ không ngừng hoạt động (bao gồm cả hoạt động thu hồi nợ của doanh nghiệp).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)